Không phải ai cũng có thể phân biệt được sự khác nhau giữa quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp, đây là hai thuật ngữ khác nhau. Nếu như quyền tác giả được bảo hộ từ khi được sáng tạo ra thì quyền sở hữu công nghiệp cần phải đăng ký. Các bạn cần phải đăng ký ngay để tránh những bất lợi về mình khi có tranh chấp xảy ra, nó là bằng chứng thép để bạn chứng minh quyền đối với nó. Để hiểu rõ hơn quyền tác giả quyền sở hữu công nghiệp, mời các bạn cùng theo dõi bài viết dưới đây.
Xem thêm:
Quy trình xử lý xâm phạm nhãn hiệu theo quy định của pháp luật
Tìm hiểu các biện pháp thực thi quyền sở hữu trí tuệ
Tìm hiểu về bồi thường thiệt hại do xâm phạm nhãn hiệu
Đối tượng được bảo hộ của quyền sở hữu công nghiệp là gì?
Theo khoản 2 Điều 3 Luật sở hữu trí tuệ thì đối tượng được bảo hộ của quyền sở hữu công nghiệp gồm:
Sáng chế
Được biết tới là giải pháp kỹ thuật được thể hiện dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm mục đích giải quyết một vấn đề xác định bằng việc vận dụng các quy luật tự nhiên.
Kiểu dáng công nghiệp
Được biết tới là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.
Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn
Là cấu trúc không gian của các phần tử mạch và mối liên kết các phần tử đó trong mạch tích hợp bán dẫn.
Nhãn hiệu
Là dấu hiệu phân biệt sự khác nhau giữa hàng hoá, dịch vụ của các cá nhân, tổ chức khác nhau.
Tên thương mại
Là tên gọi của cá nhân, tổ chức dùng trong hoạt động kinh doanh nhằm phân biệt sự khác nhau giữa chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng một lĩnh vực và khu vực tiến hành kinh doanh.
Chỉ dẫn địa lý
Là dấu hiệu cho biết sản phẩm có nguồn gốc từ đâu
Bí mật kinh doanh
Là thông tin có được từ hoạt động đầu tư trí tuệ, tài chính mà chưa được bộc lộ ra ngoài và có thể sử dụng trong kinh doanh.
Bí mật kinh doanh là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp
So sánh quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp hiện nay?
Theo quy định của pháp luật sở hữu, quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp là hai quyền sở hữu trí tuệ được nhà nước thừa nhận và bảo hộ. Để so sánh quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp, các bạn có thể tham khảo những tiêu chí dưới đây:
Thứ nhất, về điểm giống nhau
- Đều được pháp luật bảo hộ theo quy định của Luật sở hữu trí tuệ.
- Không được pháp luật bảo hộ nếu vi phạm một trong những quy định của pháp luật hay vi phạm đạo đức tại đất nước sở tại cần đăng ký.
- Là quyền của chủ thể sáng tạo ra hoặc chủ thể sở hữu sáng tạo đó
- Bảo hộ cho quyền và lợi ích của chủ thể có quyền và tránh hành vi xâm phạm đến quyền được bảo hộ
Thứ hai, về điểm khác nhau
Về khái niệm:
- Quyền tác giả: Là quyền của cá nhân, tổ chức đối với tác phẩm do bản thân sáng tạo ra hoặc sở hữu (Khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ)
- Quyền sở hữu công nghiệp: Là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại, nhãn hiệu, bí mật kinh doanh, chỉ dẫn địa lý do bản thân sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh (tham khảo khoản 4 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ)
Về căn cứ bảo hộ:
- Quyền tác giả: Kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định mà không phân biệt về nội dung, phương tiện, chất lượng, hình thức, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa, đã đăng ký hay chưa (tham khảo khoản 1 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ)
- Quyền sở hữu công nghiệp: Sáng chế, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ dựa trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ, trừ nhãn hiệu nổi tiếng. Tên thương mại được bảo hộ dựa trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó. Bí mật kinh doanh được bảo hộ dựa trên việc có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó (tham khảo khoản 3 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ)
Về hình thức bảo hộ:
- Quyền tác giả: Chỉ bảo hộ hình thức mà không bảo hộ về mặt nội dung
- Quyền sở hữu công nghiệp: Bảo hộ nội dung ý tưởng sáng tạo lẫn uy tín thương mại
Về nội dung bảo hộ:
- Quyền tác giả: Quyền nhân thân và quyền tài sản
- Quyền sở hữu công nghiệp: Quyền tài sản, trường hợp sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí được bảo hộ cả quyền của tác giả
Về thời hạn bảo hộ:
- Quyền tác giả: Quyền nhân thân được bảo hộ vô thời hạn, trừ quyền đặt tên; đứng tên, nêu tên khi tác phẩm được công bố, sử dụng; bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm. Quyền tài sản và quyền đặt tên; đứng tên, nêu tên khi tác phẩm được công bố, sử dụng; bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm được bảo hộ trong thời hạn nhất định và không được gia hạn (tham khảo Điều 27 Luật sở hữu trí tuệ)
- Quyền sở hữu công nghiệp: Được bảo hộ trong thời gian nhất định và có đối tượng được gia hạn bảo hộ (tham khảo Điều 93 Luật sở hữu trí tuệ)
Cơ chế bảo hộ của quyền sở hữu công nghiệp như thế nào?
Cơ chế bảo hộ của quyền sở hữu công nghiệp phát sinh đa số là phải tiến hành thủ tục đăng ký để được cấp văn bằng bảo hộ, cụ thể là sáng chế, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, kiểu dáng công nghiệp, trừ nhãn hiệu nổi tiếng
Các bạn cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký rồi nộp tại Cục sở hữu trí tuệ có trụ sở chính tại Hà Nội hoặc văn phòng đại diện tại Đà Nẵng và TP Hồ Chí Minh. Thời hạn thực hiện việc đăng ký tùy vào từng đối tượng đăng ký bảo hộ, thông thường là từ 1 đến 3 năm.
Trên đây là những tư vấn quyền tác giả quyền sở hữu công nghiệp hiện nay và các vấn đề liên quan. Nếu quý khách muốn được giải đáp thắc mắc hay tư vấn về thì có thể liên hệ với chúng tôi. Vui lòng liên hệ qua website https://phan.vn hoặc theo địa chỉ dưới đây để được giải đáp.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Tổng Đài Tư Vấn Hôn Nhân Gia Đình: 1900.599.995