Sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử đang trở thành chủ đề nóng trong thời gian gần đây. Nguyên nhân là do sự phát triển vượt bậc của hệ thống công nghệ thông tin khiến cho thương mại điện tử vươn lên nhanh chóng. Đây được xem là cách thức kinh doanh hiệu quả nhất tính đến thời điểm hiện tại. Tuy nhiên vấn đề cần quan tâm ở đây chính là quyền sở hữu trí tuệ đối với các đối tượng góp phần hình thành nên hệ thống này.
Sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử
Xem thêm:
Tư vấn cách đăng ký bảo hộ thương hiệu
Những lưu ý quan trọng về hình thức đơn khi đăng ký nhãn hiệu
5 lý do bạn nên đăng ký nhãn hiệu hàng hóa ngay từ bây giờ
Quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử
Quyền sở hữu trí tuệ vốn dĩ là một phạm trù của pháp luật cũng như cơ chế bảo vệ cho các thành quả sáng tạo. Đây cũng là cách thức mà luật pháp bảo hộ trước các hình thức xâm phạm tài sản sở hữu trí tuệ. Ở đó việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử được chia thành bốn lĩnh vực. Cụ thể là: bằng phát minh sáng chế (patents), thương hiệu và nhãn hiệu (trademarks), bản quyền và tác quyền (copyrights) và bí mật thương mại (trade secrets).
Phạm vi điều chỉnh của quyền sở hữu trí tuệ nói chung bao trùm cả các tác phẩm và quyền của người sáng tạo nên tác phẩm trí tuệ đó. Trong đó khía cạnh thuộc về lĩnh vực thương mại điện tử đang được thể hiện rõ nét. Bởi vốn dĩ công nghệ thông tin và hệ Internet đã là một hệ thống tập hợp những tài sản trí tuệ đa dạng và tinh túy nhất ngày nay.
Vì vậy mà khi thương mại điện tử từng bước được vận hành trong môi trường kỹ thuật số thì nó mặc nhiên sử dụng các tài sản này trong hệ thống mạng. Chúng bao gồm cả các ứng dụng miễn phí hay trả tiền đi kèm với đó là những tài sản do chính hoạt động của thương mại điện tử tạo nên. Nhờ vậy mà phạm vi bảo hộ của quyền sở hữu trí tuệ được xem như mở rộng ra để phù hợp với tình hình thực tế.
Đối tượng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử
Đối tượng cần được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử gồm ba nhóm chính:
– Bằng sáng chế (patent): tạo nên bởi tổ hợp các phần mềm để thực hiện chức năng thương mại điện tử đặc thù cho công ty
– Bản quyền (copyright) đối với trang web và cả những gì truyền đi trên trang web
– Thương hiệu (trademark): bao gồm biểu tượng có giá trị và câu chữ giúp nhận diện công ty.
Bằng sáng chế
Sáng chế hay bằng sáng chế được định nghĩa tại khoản 12 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009, 2019. Cụ thể sáng chế là những giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình. Những đối tượng đó được ứng dụng nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
Để được bảo hộ, sáng chế đó phải thoả mãn các điều kiện tại Điều 58 Luật này:
– Có tính mới;
– Có trình độ sáng tạo;
– Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Nếu tuân thủ được các điều kiện này thì sáng chế đó sẽ được cấp Bằng độc quyền sáng chế.
Ngoài ra đối tượng này còn có thể được bảo hộ bằng hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:
– Có tính mới;
– Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Bản quyền (Quyền tác giả)
Theo quy định tại khoản 2 Điều 4 Luật này thì Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
Nhãn hiệu
Luật sở hữu trí tuệ gọi chung nhóm đối tượng này là nhãn hiệu và định nghĩa chung tại khoản 16 Điều 4. Đây là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Để được bảo hộ bằng quyền sở hữu công nghiêp thì nhãn hiệu cần tuân theo các điều kiện quy định tại Điều 72 bao gồm:
– Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;
– Có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác.
Trên đây là thông tin mà Phan Law Vietnam chia sẻ liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ trong thương mại điện tử. Để biết rõ hơn, bạn có thể liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cụ thể nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Tổng Đài Tư Vấn Hôn Nhân Gia Đình: 1900.599.995