Tài sản sở hữu trí tuệ đã và đang là một trong những loại tài sản được cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp chú trọng vì các lợi ích thiết thực mà nó mang lại. Để có thể bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng của mình, bạn cần nắm được các biện pháp thực thi quyền sở hữu trí tuệ cũng như những vấn đề pháp lý xung quanh. Cùng PhanLaw Vietnam tìm hiểu thêm về các biện pháp này ngay trong nội dung bài viết dưới đây.
Thực thi quyền sở hữu trí tuệ thông qua xử phạt hành chính
Nghị định Số: 131/2013/NĐ-CP quy định về hành vi vi phạm hành chính, hình thức và mức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả, thẩm quyền lập biên bản vi phạm hành chính và thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan. Theo đó, nghị định quy định các hình thức phạt hành chính đổi với hành vi xâm phạm về quyền tác giả, quyền liên quan đó là phạt cảnh cáo và phạt tiền; kèm theo đó là các biện pháp khắc phục hậu quả phù hợp với từng hành vi và mức độ vi phạm.
Khung phạt tiền tối đa được quy định ở Điều 2 Nghị định 131/2013/NĐ-CP như sau:
“1. Mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan đối với cá nhân là 250.000.000 đồng, đối với tổ chức là 500.000.000 đồng.
2. Khung phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định này là khung phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 5; Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều 7 Nghị định này. Đối với cùng một hành vi vi phạm, khung phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần khung phạt tiền đối với cá nhân.
3. Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh quy định tại Chương III Nghị định này là thẩm quyền áp dụng đối với cá nhân. Thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.”
Thực thi quyền sở hữu trí tuệ thông qua xử lý hình sự
Quyền sở hữu trí tuệ là một trong những loại tài sản đặc biệt và được pháp luật công nhận, bảo hộ. Một trong các biện pháp thực thi quyền sở hữu trí tuệ có cấu thành tội hình sự được quy định tại Điều 192 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung 2017 – Tội sản xuất, buôn bán hàng giả với các mức phạt như
- Bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm
- Phạt tù từ 05 năm đến 10 năm
- Phạt tù từ 07 năm đến 15 năm
- Pháp nhân có thể bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng kèm theo các biện pháp xử phạt khác.
Tùy thuộc vào mức độ phạm tội và hậu quả mà hành vi phạm tội sản xuất, buôn bán hàng giả mà pháp luật có khung phạt riêng phù hợp.
Thực thi quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp dân sự
Như đã biết, đối tượng sở hữu trí tuệ là một trong những loại tài sản đặc biệt được xác lập và bảo hộ quyền sở hữu dân sự theo quy định tại Bộ Luật Dân sự 2015. Tranh chấp về quyền sở hữu trí tuệ là một trong những những tranh chấp về dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án theo quy định tại Điều 26 Bộ Luật Tố Tụng Dân sự 2015. Theo đó, trong trường hợp quyền sở hữu này bị xâm phạm, chủ thể sở hữu hoặc cá nhân, tổ chức bị thiệt hại hoàn toàn bởi hành vi này có thể tiến hành khởi kiện lên tòa án dân sự để yêu cầu bồi thường thiệt hại dù bên xâm phạm có đang bị xử lý hành chính hay hình sự hay không.
Trên đây là hai trong các biện pháp thực thi quyền sở hữu trí tuệ phổ biến nhất được pháp luật quy định và hướng dẫn. Ngoài ra, chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ nên quan tâm đúng mức hơn nữa để có thể bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình. Chi tiết hơn về vấn đề này bạn có thể trao đổi trực tiếp với các luật sư của PhanLaw Vietnam; với hơn 14 năm kinh nghiệm bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ chúng tôi tự tin sẽ là người bạn đồng hành tuyệt vời nhất!
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn