Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu cho phép chủ sở hữu nhãn hiệu được sử dụng và cho người khác sử dụng, ngăn cấm việc sử dụng và định đoạt nhãn hiệu. Nhãn hiệu có thể được gắn lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh.
Xem thêm:
>> Đăng ký sở hữu trí tuệ nhãn hiệu chính xác
>> Đăng ký nhãn hiệu là gì? Điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ
>> Đăng ký nhãn hiệu độc quyền
Quyền sở hữu công nghiệp là gì?
Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 thì: “Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc là sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh”.
Từ định nghĩa này có thể thấy bản chất của quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu chính đáng của chủ thể tạo ra giá trị sáng tạo trong lĩnh vực công nghiệp, qua đó chủ sở hữu sẽ được bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của mình với những thành quả mình tạo ra.
Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu là gì?
Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu là gì?
Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu tức là chủ sở hữu sẽ có các quyền dưới đây:
- Chủ sở hữu có quyền ngăn cấm những hành vi bị xem là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu tại Khoản 1 Điều 129 của Luật sở hữu trí tuệ;
- Chủ sở hữu có quyền định đoạt nhãn hiệu, trong đó gồm có chuyển giao, chuyển nhượng quyền cho tổ chức, cá nhân khác sở hữu và sử dụng đối với nhãn hiệu đó;
- Quyền sử dụng và cho phép người khác sử dụng nhãn hiệu gồm có các hành vi sau:
- Nhập khẩu dịch vụ, hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ.
- Lưu thông, chào bán. Tàng trữ để bán, quảng cáo để bán hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ;
- Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên bao bì hàng hóa, hàng hóa, phương tiện dịch vụ, phương tiện kinh doanh, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;
- Quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu chỉ xác lập khi nhãn hiệu của chủ sở hữu được Cục Sở hữu trí tuệ cấp văn bằng bảo hộ.
Nội dung quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu
Cá nhân, tổ chức đăng ký nhãn hiệu và được cấp văn bằng bảo hộ có các quyền như sau:
Quyền sử dụng nhãn hiệu và cho người khác sử dụng
Sử dụng nhãn hiệu gồm các hành vi sau:
- Gắn nhãn hiệu được bảo hộ lên hàng hóa, bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch trong hoạt động kinh doanh;
- Lưu thông, chào bán. Quảng cáo để bán, tàng trữ để bán hàng hóa mang nhãn hiệu được bảo hộ;
- Nhập khẩu hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu được bảo hộ.
Nhãn hiệu với chức năng là phân biệt hàng hóa sản phẩm của các chủ thể sản xuất khác nhau thì việc gắn nhãn hiệu lên bao bì hàng hóa, phương tiện kinh doanh là hành vi phổ biến nhất trong ba hành vi nêu trên.
Quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu
Cá nhân, tổ chức được đăng ký nhãn hiệu có quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu của mình theo khoản 1 điều 129 luật sở hữu trí tuệ 2005. Nếu có người cố tình sử dụng sẽ bị coi như xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu.
Quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu
Một số trường hợp chủ sở hữu không có quyền ngăn cấm người khác sử dụng nếu không ảnh hưởng đến khả năng khai thác, và sử dụng của chủ sở hữu.
Quyền định đoạt nhãn hiệu
Nhãn hiệu được coi là một loại tài sản đặc biệt và là một trong những đối tượng sở hữu công nghiệp có giá trị và khả năng khai thác thương mại rất lớn. quyền định đoạt tài sản này sẽ thuộc về chủ sở hữu và được quy định cụ thể tại phần chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp. Trong đó bao gồm chuyển nhượng và chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp. Chuyển nhượng, chuyển giao tức là chủ sở hữu cho phép các cá nhân, tổ chức khác sở hữu, sử dụng nhãn hiệu đó.
Chuyển nhượng quyền sở hữu và chuyển quyền sở hữu nhãn hiệu phải được thực hiện thông qua hợp đồng bằng văn bản. Hợp đồng này chỉ có hiệu lực khi đã được đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến vấn đề quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu mà Phan Law Vietnam gửi đến bạn. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ để các luật sư của chúng tôi có cơ hội giải đáp cho bạn.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư