Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp là nội dung quan trọng trong Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản có liên quan. Chủ sở hữu có thể tự bảo vệ hoặc thông qua cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Mỗi cơ quan có thẩm quyền xử lý khác nhau theo quy định pháp luật.
Xem thêm:
>> Đăng ký sở hữu trí tuệ nhãn hiệu chính xác
>> Đăng ký nhãn hiệu là gì? Điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ
>> Quyền sở hữu công nghiệp là gì? Khung pháp lý về quyền sở hữu công nghiệp
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp là gì?
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp được hiểu là nhà nước và chủ văn bằng sở hữu công nghiệp sử dụng các phương thức pháp lý để bảo vệ quyền sở hữu các đối tượng sở hữu công nghiệp của mình, chống lại mọi sự xâm phạm để đảm bảo quyền sở hữu các đối tượng này.
Quyền sở hữu công nghiệp được bảo vệ bằng các biện pháp hành chính, hình sự và dân sự. Chủ sở hữu các đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp có thể tự bảo vệ hoặc thông qua cơ quan nhà nước bằng việc khởi kiện tại Tòa án, hoặc tố cáo với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác như Thanh tra Khoa học và Công nghệ, Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự quản lý kinh tế và chức vụ, Hải quan, Quản lý thị trường (Điều 199 Luật Sở hữu trí tuệ).
Các cơ quan có thẩm quyền bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp
Các cơ quan có thẩm quyền bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp
Theo quy định hiện hành, phù hợp với chức năng quản lý Nhà nước và chức năng xét xử, những cơ quan dưới đây có chức năng bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra, kiểm soát và xét xử. Thẩm quyền áp dụng biện pháp hành chính của cơ quan xử lý vi phạm được quy định cụ thể như sau:
Cơ quan Thanh tra Khoa học và Công nghệ các cấp
Có thẩm quyền bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp thông qua việc xử phạt các hành vi vi phạm hành chính, hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp xảy ra trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, khai thác, quảng cáo, lưu thông, trừ hành vi xảy ra trong xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa.
Cơ quan Quản lý thị trường các cấp
Xử lý các hành vi phạm về sở hữu công nghiệp xảy ra trong lưu thông hàng hóa và kinh doanh thương mại trên thị trường.
Cơ quan Hải quan các cấp
Có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm quyền sở hữu công nghiệp xảy ra trong nhập khẩu hàng hóa.
Cơ quan Công an các cấp
Có thẩm quyền phát hiện, xác minh, thu thập thông tin, chứng cứ của hành vi vi phạm về sở hữu công nghiệp và cung cấp cho các cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm và xử phạt các hành vi vi phạm về sở hữu công nghiệp.
Ủy ban nhân dân cấp huyện, tỉnh
Có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm về sở hữu công nghiệp xảy ra tại địa phương mà mức phạt, hình thức xử phạt, biện pháp xử lý áp dụng đối với hành vi đó vượt quá thẩm quyền của các quan có thẩm quyền khác (Điều 200 Luật Sở hữu trí tuệ).
Cần làm gì để yêu cầu phối hợp trong xử lý vi phạm về sở hữu công nghiệp?
Để thực hiện việc phối hợp các cơ quan có thẩm quyền thực hiện các thủ tục sau:
– Cơ quan đã nhận đơn yêu cầu xử lý vi phạm gửi thông báo cho các cơ quan có thẩm quyền ở địa bàn khác phối hợp xử lý vi phạm với các nội dung chính sau đây: thông tin tóm tắt về vụ việc; tóm tắt về hành vi vi phạm và phạm vi, quy mô vi phạm xảy ra tại địa phương hoặc trong lĩnh vực quản lý của cơ quan nhận yêu cầu; bản sao đơn yêu cầu xử lý vi phạm và bảo sao các tài liệu, ảnh chụp mẫu vật kèm theo; tóm tắt kết quả xem xét đơn yêu cầu xử lý vi phạm; kiến nghị những nội dung cần phối hợp xử lý và ấn định thời hạn chậm nhất là mười lăm ngày để cơ quan nhận yêu cầu trả lời;
– Cơ quan nhận yêu cầu phối hợp xử lý vi phạm có trách nhiệm trả lời trong thời hạn ấn định, nêu rõ lý do không tiến hành xử lý vi phạm theo yêu cầu (nếu có).
Khi bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp tốt nhất thì chủ sở hữu cần chủ động tiến hành các biện pháp tự bảo vệ đồng thời phối hợp với cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Để tìm hiểu rõ hơn, hãy liên hệ với Phan Law Vietnam để được các Luật sư hỗ trợ tốt nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư