Khi nhận thấy nhãn hiệu bị xâm phạm, cá nhân, tổ chức cần nhanh chóng tiến hành các biện pháp tự bảo vệ tài sản của mình. Trước tiên, cần thu thập chứng cứ, thông tin cần thiết, từ đó đưa ra phương án hữu hiệu nhất. Để đảm bảo, bạn cần đồng hành cùng đơn vị pháp lý uy tín.
Xem thêm:
>> Xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
>> Đăng ký nhãn hiệu là gì? Điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ
>> Những điều cần biết về xâm phạm kiểu dáng công nghiệp
Thế nào là hành vi xâm phạm nhãn hiệu?
Nhãn hiệu là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Dấu hiệu này phải là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
Thế nào là hành vi xâm phạm nhãn hiệu?
Các dấu hiệu xâm phạm nhãn hiệu bao gồm:
- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu đã được cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký.
- Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng kí kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ.
- Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ.
- Sử dụng Tên thương mại trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ.
- Sử dụng Tên miền trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ.
Cá nhân, tổ chức cần làm gì khi nhãn hiệu bị xâm phạm?
Nhãn hiệu là tài sản đem đến nhiều giá trị to lớn cho cá nhân, tổ chức sở hữu. Đây cũng là đối tượng thường xuyên bị xâm phạm dưới nhiều hình thức khác nhau. Khi nhận thấy nhãn hiệu bị xâm phạm, cá nhân, tổ chức có thể tiến hành các bước sau:
Kiểm tra tính pháp lý của nhãn hiệu
Trước hết, cá nhân, tổ chức cần kiểm tra tính pháp lý của nhãn hiệu. Đây là việc làm quan trọng, nhằm chuẩn bị cơ sở pháp lý cho các bước tiếp theo. Ở giai đoạn này, bạn phải kiểm tra nhãn hiệu của mình đã đăng ký hay chưa, đã được cấp văn bằng bảo hộ, nội dung bảo hộ,… Nếu chưa đăng ký hoặc đã đăng ký nhưng chưa được cấp văn bằng bảo hộ thì bạn không có quyền ngăn cấm việc sử dụng các dấu hiệu, chỉ dẫn thương mại, chỉ dẫn địa lý đó.
Đánh giá hành vi xâm phạm
Cần đánh giá mức độ khi nhãn hiệu bị xâm phạm
Đánh giá xem dấu hiệu bị cho là xâm phạm trùng hay tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho loại hàng hóa, dịch vụ đăng ký kèm theo. Nếu dấu hiệu trùng hoặc hàng hóa, dịch vụ trùng thì sẽ dễ dàng trong việc đánh giá. Ngược lại, việc đánh giá có tương tự hay không phức tạp hơn. Để đảm bảo, bạn nên tiến hành giám định sở hữu công nghiệp để có thêm cơ sở.
Thu thập bằng chứng về hành vi xâm phạm
Cá nhân, tổ chức cần tiến hành các bước thu thập bằng chứng về hành vi xâm phạm. Chú ý các chi tiết như: Dấu hiệu vi phạm là gì? Quy mô, mức độ vi phạm? Chủ thể có hành vi vi phạm có địa chỉ cơ sở sản xuất, kinh doanh ở đâu? Thiệt hại do hành vi vi phạm gây ra là như thế nào?….
Áp dụng các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm
Với các thông tin, bằng chứng thu thập được, tùy theo tính chất và mức độ của hành vi xâm phạm, bạn có thể cân nhắc lựa chọn các cách xử lý sau:
– Biện pháp tự bảo vệ: Liên hệ, gửi thư cảnh báo cá nhân, tổ chức có hành vi xâm phạm nhãn hiệu. Yêu cầu phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
– Biện pháp dân sự: Gửi đơn khởi kiện lên cơ quan có thẩm quyền yêu cầu áp dụng các biện pháp dân sự (buộc chấm dứt hành vi xâm phạm; xin lỗi, cải chính công khai; bồi thường thiệt hại;…);
– Biện pháp hành chính: Gửi đơn yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý vi phạm hành chính (cảnh cáo; phạt tiền; các hình thức phạt bổ sung,…);
– Biện pháp hình sự: Tố giác hành vi xâm phạm nhãn hiệu của tổ chức, cá nhân. Nếu có yếu tố cấu thành tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định.
Dịch vụ tư vấn bảo vệ quyền đối với nhãn hiệu tại Phan Law Vietnam
Văn phòng luật sư Phan Law Vietnam với nhiều năm kinh nghiệm trong việc tư vấn, tiến hành các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp nói chung và quyền đối với nhãn hiệu nói riêng. Tại đây, các luật sư của chúng tôi sẽ thay mặt bạn thực hiện các công việc sau:
- Xác định các dấu hiệu vi phạm quyền đối với nhãn hiệu;
- Yêu cầu giám định sở hữu công nghiệp;
- Yêu cầu chủ thể có hành vi vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm;
- Yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định và đưa ra kết luận về các hành vi xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu;
- Yêu cầu các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền áp dụng các hình thức xử lý vi phạm;
- Tham gia vào quá trình tố tụng với tư cách luật sư bảo vệ quyền và lợi ích của thân chủ liên quan đến sở hữu trí tuệ tại Tòa án có thẩm quyền.
Thông qua bài viết này, chúng tôi mong rằng bạn đã trả lời đc câu hỏi cần làm gì khi nhãn hiệu bị xâm phạm. Để được tư vấn cụ thể hơn về nhãn hiệu, hành vi xâm phạm, biện pháp xử lý, hãy liên hệ với Phan Law Vietnam theo thông tin dưới đây:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư