Bí mật kinh doanh là một trong số các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp. Các hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh rất đa dạng, thể hiện ở nhiều hình thức khác nhau. Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập một cách hiển nhiên mà không cần phải đăng ký với cơ quan có thẩm quyền
Xem thêm:
>> Xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
>> Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu
>> Những điều cần biết về xâm phạm kiểu dáng công nghiệp
Bí mật kinh doanh là gì?
Theo quy định tại khoản 23 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019) thì: “Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh. Đây được xem là yếu tố vô cùng quan trọng ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của một doanh nghiệp.”
Bí mật kinh doanh là gì?
Chủ sở hữu bí mật kinh doanh là tổ chức, cá nhân có được bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và áp dụng các biện pháp để bảo mật bí mật kinh doanh đó.
Đối với trường hợp bí mật kinh doanh mà bên làm thuê, bên được giao thực hiện nhiệm vụ được giao có được trong quá trình thực hiện công việc được thuê hoặc được giao thuộc quyền sở hữu của bên thuê hoặc bên giao việc, trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác.
Bảo hộ bí mật kinh doanh quan trọng như thế nào?
Tinh thần của chế định liên quan đến bí mật kinh doanh nhằm duy trì và khuyến thích những chuẩn mực đạo đức và sự công bằng trong thương mại. Thông qua đó gián tiếp tạo ra động lực cho các cá nhân, tổ chức sáng tạo bằng cách bảo vệ thời gian và nguồn vốn đã được đầu tư vào việc phát triển những sáng tạo mang đến lợi thế cạnh tranh, cả về mặt khoa học và thương mại, đặc trưng là những sáng tạo tuyệt đối không cấp bằng độc quyền sáng chế hay chưa đủ điều kiện để được cấp bằng độc quyền sáng chế.
Nếu bí mật kinh doanh không được pháp luật bảo hộ thì các đối thủ cạnh tranh có thể dễ dàng sử dụng những sáng tạo này mà không phải gánh chịu bất kỳ phí tổn cũng như rủi ro nào trong quá trình nghiên cứu và phát triển những sáng tạo này.
Các hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh
Các hành vi xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh
Những hành vi dưới đây bị coi là xâm phạm quyền đối với bí mật kinh doanh:
- Bộc lộ và sử dụng thông tin thuộc bí mật kinh doanh mà không được sự cho phép của chủ sở hữu bí mật kinh doanh đó;
- Vi phạm hợp đồng bảo mật hoặc bị xui khiến, lừa gạt, mua chuộc, dụ dỗ, ép buộc, lợi dụng lòng tin của người có nghĩa vụ bảo mật nhằm thu thập, tiếp cận hoặc làm bộc lộ bí mật kinh doanh;
- Tiếp cận và thu thập thông tin thuộc bí mật kinh doanh bằng việc chống lại những biện pháp bảo mật của người kiểm soát hợp pháp về bí mật kinh doanh đó. Người kiểm soát hợp pháp bí mật kinh doanh gồm có người được chuyển giao hợp pháp về quyền sử dụng bí mật kinh doanh, chủ sở hữu bí mật kinh doanh, người quản lý bí mật kinh doanh.
- Sử dụng và bộc lộ bí mật kinh doanh dù đã biết hoặc là có nghĩa vụ phải biết bí mật kinh doanh. Do đó người khác thu được có liên quan đến 1 trong 4 hành vi trên;
- Không thực hiện đúng nghĩa vụ bảo mật dữ liệu thử nghiệm theo đúng quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ.
- Tiếp cận và thu thập thông tin thuộc về bí mật kinh doanh của người nộp đơn trong thủ tục xin cấp phép kinh doanh hoặc lưu hành sản phẩm bằng việc chống lại các biện pháp bảo mật từ cơ quan có thẩm quyền;
Quyền định đoạt đối với bí mật kinh doanh
Quyền định đoạt đối với bí mật kinh doanh bao gồm chuyển nhượng và chuyển quyền sử dụng:
- Chuyển nhượng quyền sử dụng. Tức là bên nhận chuyển nhượng chỉ có quyền sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp, là bí mật kinh doanh. Bên chuyển nhượng không được sử dụng đối tượng sở hữu công nghiệp. Nhưng bên chuyển nhượng vẫn là chủ sở hữu của bí mật kinh doanh.
- Chuyển nhượng quyền sở hữu công nghiệp. Tức là bên chuyển nhượng chuyển giao toàn bộ tất cả các quyền của mình về bí mật kinh doanh sang cho bên nhận chuyển nhượng. Trong đó bao gồm cả quyền sử dụng. Bên nhận chuyển nhượng sẽ là chủ sở hữu của bí mật kinh doanh.
Bên cạnh việc tìm ra thì việc bảo vệ bí mật kinh doanh là vấn đề quan trọng mà các doanh nghiệp cần tiến hành. Bạn phải có chiến lược chủ động ngăn chặn và đối phó với các hành vi xâm phạm bí mật kinh doanh. Để được tư vấn thêm, vui lòng liên hệ Phan Law Vietnam theo thông tin dưới đây:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư