Quyền sở hữu công nghiệp là gì? Khung pháp lý về quyền sở hữu công nghiệp là nội dung bài viết mà chúng tôi muốn gửi đến bạn ngay sau đây. Quyền sở hữu công nghiệp là quyền đối với các đối tượng được bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. Chủ sở hữu cần chủ động có kế hoạch, chiến lược để ngăn chặn và đối phó với các hành vi xâm phạm.
Xem thêm:
>> Đăng ký sở hữu trí tuệ nhãn hiệu chính xác
>> Đăng ký nhãn hiệu là gì? Điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ
>> Đăng ký nhãn hiệu độc quyền
Quyền sở hữu công nghiệp là gì?
Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.’ (khoản 4 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019)).
Quyền sở hữu công nghiệp là gì?
Từ quy định trên cho thấy khác với quyền tác giả, đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp liên quan trực tiếp đến các hoạt động sản xuất, kinh doanh, thương mại và các đối tượng này có thể chia thành hai nhóm cơ bản:
+ Các đối tượng mang tính sáng tạo trong lĩnh vực công nghiệp như sáng chế, kiểu dáng, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn…
+ Các đối tượng là các dấu hiệu mang tính phân biệt trong thương mại, như nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh…
Khung pháp lý về quyền sở hữu công nghiệp
Các quy định pháp luật để bảo hộ và thực thi quyền sở hữu công nghiệp bao gồm:
Pháp luật quốc gia
Các quy định pháp luật của Việt Nam về bảo hộ và thực thi đối với quyền sở hữu trí tuệ áp dụng đối với nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý và chống cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến sở hữu trí tuệ. Các quy định này có mặt trong các văn bản: Bộ luật Dân sự; Bộ luật Hình sự, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Cạnh tranh; Luật Công nghệ Thông tin; Luật Thương mại; Luật Doanh nghiệp;…và các văn bản hướng dẫn các luật trên.
Khung pháp lý về quyền sở hữu công nghiệp
Các Điều ước, hiệp định quốc tế
Các điều ước quốc tế đa phương, song phương và khu vực là một nguồn luật quan trọng để bảo hộ và thực thi quyền sở hữu công nghiệp. Trong hoạt động thực thi và bảo hộ quyền đối với các đối tượng được bảo hộ, cơ quan có thẩm quyền phải viện dẫn đến các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.
Các Điều ước quốc tế nổi bật bao gồm:
- Công ước Pari về bảo hộ sở hữu công nghiệp năm 1883;
- Hiệp định về các khía cạnh liên quan tới thương mại của quyền sở hữu trí tuệ (TRIPs);
- Các điều ước quốc tế song phương và khu vực khác:
- Hiệp định khung ASEAN về hợp tác sở hữu trí tuệ;
- Kế hoạch của Cộng đồng kinh tế Asean (Asean Economy Community Blueprint);-
- Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện Asean – Nhật Bản;
- Hiệp định phi thương mại Asean – New Zealand – Australia (phần sở hữu trí tuệ);
- Hiệp định song phương Việt Nam – Hoa Kỳ;-
- Hiệp định hợp tác khoa học giữa Việt Nam – Hoa Kỳ (phần SHTT);
- Hiệp định Việt Nam – Thụy Sĩ về bảo hộ sở hữu trí tuệ và hợp tác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ;
- Hiệp định đối tác kinh tế Việt Nam – Nhật Bản.
Chủ sở hữu có thể làm gì để bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp?
Để chủ động bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của mình, chủ sở hữu có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp;
- Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
- Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
- Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Với bài viết về Quyền sở hữu công nghiệp là gì? Khung pháp lý về quyền sở hữu công nghiệp, chúng tôi mong rằng đã giúp bạn có thêm kiến thức pháp lý liên quan đến vấn đề này. Để được tư vấn thêm, vui lòng liên hệ Phan Law Vietnam theo thông tin dưới đây:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư