Ngày nay trên mọi lĩnh vực, ngành nghề đều phát triển và vấn đề pháp lý cũng đã được quan tâm nhiều hơn. Để hạn chế tối đa những rủi ro, công sức và tiền bạc, quý khách nên tham khảo và tìm hiểu thật kỹ các quy định pháp luật về tố tụng dân sự sau đó mới có thể xác định được vụ việc dân sự cụ thể của mình có cần tham gia hoạt động tố tụng để giải quyết hay không.
Xem thêm:
>> Thủ tục tố tụng hình sự là thủ tục gì?
>> Tổng quan một số vấn đề về luật tố tụng hành chính
>> Thủ tục tố tụng dân sự được tiến hành theo trình tự như thế nào?
Thủ tục tố tụng trong tố tụng dân sự.
Tố tụng được hiểu như thế nào?
Tố tụng là một bộ phận trong pháp luật bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội liên quan đến trình tự, thủ tục giải quyết các việc dân sự, vụ án dân sự, hình sự và hành chính như: các quy phạm pháp luật tố tụng hình sự, tố tụng dân sự, tố tụng lao động, tố tụng hành chính,…
Có thể nói thủ tục tố tụng được thực hiện trong nhiều quan hệ pháp luật khác nhau, đối với mỗi quan hệ pháp luật cụ thể sẽ có những quy định khác nhau trong thủ tục tố tụng.
Thủ tục tố tụng trong tố tụng dân sự.
Thủ tục tố tụng trong tố tụng dân sự
Tố tụng dân sự là trình tự, thủ tục yêu cầu hoặc khởi kiện Tòa án nhân dân để có thể xem xét và phân giải công bằng cho việc dân sự hoặc vụ án dân sự mà mình cần giải quyết, cùng với đó là các quy định khác có liên quan.
Thủ tục tố tụng dân sự được quy định gồm nhiều bước khác nhau, tuy nhiên để tóm lược thông tin chính thì có thể được liệt kê làm 04 bước khi tiến hành giải quyết vụ án dân sự, cụ thể gồm:
Bước 1: Thụ lý án
Cơ quan có thẩm quyền giải quyết sẽ căn cứ quy định quyền hạn của mình để có thể tiếp nhận các hồ sơ khởi kiện và trả lời rằng có hoặc không có thẩm quyền tiếp nhận đơn cho người khởi kiện;
Bước 2: Hòa giải vụ án dân sự
Tòa án tiến hành hòa giải, nếu các bên không tìm được thỏa thuận chung thì sẽ được tiến hành xét xử;
Bước 3: Chuẩn bị xét xử
Tùy từng lĩnh vực khác nhau trong quan hệ pháp luật dân sự, Thẩm phán có thể yêu cầu đương sự cung cấp thêm các hồ sơ, tài liệu khác nhau trước khi ra quyết định đưa vụ án ra xét xử mở phiên tòa xét xử.
Bước 4: Mở phiên tòa xét xử
Thì Tòa án nhân dân sẽ căn cứ theo quy định của pháp luật cùng các chứng cứ mà đương sự khiếu nại để giải quyết.
Trên đây là những tư vấn của Phan Law Vietnam về thủ tục tố tụng trong tố tụng dân sự, hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn. Hãy liên hệ với chúng tôi khi bạn có những vấn đề pháp lý đang vướng mắc để được tư vấn chi tiết và đảm bảo đúng pháp luật qua thông tin dưới đây:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư