Luật sở hữu trí tuệ Hoa Kỳ là nội dung luật về sở hữu trí tuệ nhận được nhiều sự quan tâm và tìm hiểu từ các chủ thể quyền trên Việt Nam nói riêng và toàn thế giới nói chung khi mà nền kinh tế hội nhập và xu thế mở cửa thị trường đang ngày càng phát triển. Việc tìm hiểu để biết và tìm cách để các tài sản trí tuệ của mình được bảo hộ tại Hoa Kỳ là điều vô cùng cần thiết.
Xem thêm:
>> Luật sở hữu trí tuệ về kiểu dáng công nghiệp
>> Quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành
>> Quy định về bản quyền phim theo Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam
Đăng ký nhãn hiệu theo luật sở hữu trí tuệ Hoa Kỳ
Việc bảo hộ các đối tượng quyền sở hữu công nghiệp nói chung và bảo hộ nhãn hiệu nói riêng là những quyền sở hữu trí tuệ có tính chất vùng/lãnh thổ. Bởi vậy, nhãn hiệu dù đã được đăng ký bảo hộ tại Việt Nam nhưng nếu muốn được bảo hộ tại Hoa Kỳ thì thì vẫn phải đăng ký tại Hoa Kỳ và tuân thủ theo pháp luật sở hữu trí tuệ Hoa Kỳ.
Mặc dù việc đăng ký nhãn hiệu không phải là một yêu cầu pháp lý tại Hoa Kỳ, nhưng khi các doanh nghiệp Việt Nam khi có ý định kinh doanh tại Hoa Kỳ nên đăng ký nhãn hiệu để bảo vệ thương hiệu của mình và tận dụng tối đa các quyền lợi mà việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thương mại mang lại. Đồng thời, tránh được việc các cá nhân, tổ chức lợi dụng việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu để trục lợi chẳng hạn như việc đăng ký nhãn hiệu ST25 thời gian qua.
Đăng ký nhãn hiệu theo luật Sở hữu trí tuệ Hoa Kỳ
Cách đăng ký nhãn hiệu tại Hoa Kỳ
Có 02 cách để đăng ký nhãn hiệu tại Hoa Kỳ như sau:
Cách 1: Đăng ký thông qua hệ thống sử dụng Nghị định thư Madrid (do Việt Nam và Hoa Kỳ cùng là thành viên) cho văn phòng quốc tế Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam (http://www.noip.gov.vn/).
Hoa Kỳ và Việt Nam đều là thành viên của một số tổ chức/Hiệp ước quốc tế về bảo hộ nhãn hiệu thương mại như WTO, Công ước Paris, Nghị định thư Madrid. Bởi vậy, khi có bất kỳ xảy ra tranh chấp nào về nhãn hiệu các doanh nghiệp Việt Nam cũng nên tìm kiếm sự giúp đỡ và tư vấn của các chuyên gia về nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ Việt Nam để nhận những lời khuyên và tư vấn bổ ích.
Cách 2: Đăng ký trực tiếp với Cục sáng chế và nhãn hiệu Hoa Kỳ USPTO.
Doanh nghiệp có thể tiến hành đăng ký online hoặc gửi hồ sơ trực tiếp tới USPTO. Tuy nhiên, nếu doanh nghiệp Việt Nam không có pháp nhân hoạt động tại Hoa Kỳ mà chỉ xuất khẩu hàng hóa, thì việc đăng ký bắt buộc phải thông qua luật sư Hoa Kỳ có giấy phép hành nghề.
Trường hợp bạn có nhu cầu cần được hỗ trợ, tư vấn về các vấn đề trong về luật sở hữu trí tuệ Hoa Kỳ hoặc đăng ký quyền sở hữu nghiệp tại Việt Nam, có thể liên hệ ngay với Phan Law để được kịp thời hỗ trợ thông qua thông tin liên hệ sau:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư