Xử phạt sở hữu trí tuệ là một trong các biện pháp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng để xử lý các tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của các chủ thể khác. Hãy cùng Phan Law tìm hiểu các quy định chung của pháp luật về vấn đề này thông qua bài viết sau nhé.
Xem thêm:
>> Xử phạt vi phạm quyền sở hữu trí trí tuệ
>> Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ là gì?
>> Xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xử phạt sở hữu trí tuệ về quyền tác giả
Theo quy định tại Điều 199 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành thì tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân khác thì tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự.
Trong trường hợp cần thiết, cơ quan nhà nước có thẩm quyền có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời, biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ, biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Theo đó, đối với các hành vi xâm phạm quyền tác giả của chủ thể quyền, theo quy định tại Nghị định 131/2013/NĐ-CP thì mức phạt tiền tối đa trong lĩnh vực quyền tác giả, quyền liên quan đối với cá nhân là 250.000.000 đồng, đối với tổ chức là 500.000.000 đồng.
Cần lưu ý rằng khung phạt tiền quy định tại Chương II Nghị định 131/2013/NĐ-CP là khung phạt tiền áp dụng đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 5; Khoản 1 và Điểm b Khoản 2 Điều 7 Nghị định 131/2013/NĐ-CP . Đối với cùng một hành vi vi phạm, khung phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần khung phạt tiền đối với cá nhân.
Thẩm quyền phạt tiền của các chức danh quy định tại Chương III Nghị định 131/2013/NĐ-CP là thẩm quyền áp dụng đối với cá nhân. Thẩm quyền phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần thẩm quyền phạt tiền đối với cá nhân.
Quy định về xử phạt sở hữu trí tuệ
Xử phạt sở hữu trí tuệ về quyền sở hữu công nghiệp
Đối với các hành vi vi phạm, hình thức xử phạt, mức phạt, biện pháp khắc phục hậu quả; thủ tục nộp đơn yêu cầu xử lý vi phạm; thẩm quyền, thủ tục giải quyết đơn yêu cầu xử lý vi phạm; thẩm quyền xử phạt và thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp sẽ được quy định trong Nghị định 99/2013/NĐ-CP.
Theo đó, mức phạt tiền đối với các hành vi quy định tại Chương II của Nghị định 99/2013/NĐ-CP là mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt tiền tối đa đối với cá nhân là 250.000.000 đồng. Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân. Mức phạt tiền tối đa đối với tổ chức là 500.000.000 đồng.
Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của những người được quy định tại các Điều từ 16 đến 21 của Nghị định 99/2013/NĐ-CP là thẩm quyền áp dụng đối với một hành vi vi phạm hành chính của cá nhân. Trong trường hợp phạt tiền, thẩm quyền xử phạt đối với tổ chức gấp 02 lần thẩm quyền xử phạt đối với cá nhân.
Trường hợp bạn có nhu cầu cần được hỗ trợ, tư vấn về các vấn đề trong về xử phạt sở hữu trí tuệ hoặc đăng ký bảo hộ các đối tượng quyền sở hữu trí tuệ tại Việt Nam, có thể liên hệ ngay với Phan Law để được kịp thời hỗ trợ thông qua thông tin liên hệ sau:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư