Đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ là cách tốt nhất để bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp của các cá nhân, tổ chức. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp có thể bị xử lý hành chính, dân sự hoặc hình sự nếu đủ yếu tố cấu thành tội phạm.
Xem thêm:
>> Đăng ký sở hữu trí tuệ nhãn hiệu chính xác
>> Đăng ký nhãn hiệu là gì? Điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ
>> Quyền sở hữu công nghiệp là gì? Khung pháp lý về quyền sở hữu công nghiệp
Quyền sở hữu công nghiệp là gì?
Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của cá nhân, tổ chức đối với các đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp (sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hoá, bí mật kinh doanh, thiết kế bố trí,…). Quyền sở hữu công nghiệp được quy định trong Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản có liên quan.
Việc đăng ký sở hữu công nghiệp giúp bảo vệ sáng chế, kiểu dáng, nhãn hiệu,… một cách tốt nhất trong các tranh chấp, xâm phạm quyền sở hữu đối với sản phẩm, dịch vụ của mình.
Các đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp
Theo quy định tại Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019) thì đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm: Sáng chế, nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý. Đặc điểm cơ bản của từng đối tượng như sau:
– Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng dụng các quy luật tự nhiên.
– Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Dấu hiệu dùng làm nhãn hiệu phải là những dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình ảnh, hình vẽ hoặc sự kết hợp của các yếu tố đó được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc.
Nhãn hiệu là đối tượng được bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp
– Kiểu dáng công nghiệp là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này.
– Tên thương mại là tên gọi của tổ chức, cá nhân dùng trong hoạt động kinh doanh để phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên gọi đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
– Chỉ dẫn địa lý là dấu hiệu dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ khu vực, địa phương, vùng lãnh thổ hay quốc gia cụ thể.
– Bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp thông qua thủ tục đăng ký
Bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp thông qua thủ tục đăng ký
Một trong các lý do thuyết phục để bạn đăng ký quyền sở hữu công nghiệp chính là được pháp luật bảo vệ. Nhất là trong bối cảnh việc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp ngày càng khốc liệt. Sau khi đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ, bạn có thể được bảo vệ toàn diện như sau:
Bảo vệ bằng biện pháp hành chính
Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp gồm phạt Cảnh cáo hoặc phạt tiền; Tước quyền sử dụng có thời hạn hoặc không có thời hạn giấy phép có liên quan đến hoạt động sở hữu công nghiệp; Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính về sở hữu công nghiệp;
Bảo vệ bằng biện pháp dân sự
Tùy theo hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp mà người bị xâm phạm có thể nộp đơn yêu cầu Tòa án áp dụng và thực hiện một hoặc một số biện pháp xử lý sau: Bắt buộc người xâm phạm (bị đơn) chấm dứt hành vi xâm phạm; Bắt buộc bị đơn phải bồi thường thiệt hại; Buộc cải chính và xin lỗi công khai; Buộc thanh toán các chi phí hợp lý khác.
Bảo vệ bằng biện pháp hình sự
Các tội phạm hình sự liên quan đến quyền sở hữu công nghiệp quy định trong Bộ luật hình sự bao gồm: Tội xâm phạm quyền tự do sáng tạo (Điều 126); Tội sản xuất và buôn bán hàng giả (Điều 156); Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là lương thực, thực phẩm, thuốc chữa bệnh, thuốc phòng bệnh (Điều 157); Tội sản xuất, buôn bán hàng giả là thức ăn dùng để chăn nuôi, phân bón, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật, giống cây trồng, vật nuôi (Điều 158); Tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ QSHCN (Điều 170); Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp (Điều 171).
Trên đây là một số thông tin liên quan đến vấn đề bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp mà Phan Law Vietnam gửi đến bạn. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ để các luật sư của chúng tôi có cơ hội giải đáp cho bạn.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư