Khởi tố vụ án hình sự là quyền và trách nhiệm của cơ quan nhà nước có thẩm quyền nhằm duy trì trật tự và công lý, không phụ thuộc vào ý muốn cá nhân và không ai có thể can thiệp. Nhưng xuất phát từ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại nên trong một số trường hợp nhất định thì luật cũng có quy định thêm về quyền Khởi tố theo yêu cầu của người bị hại được quy định và hướng dẫn cụ thể tại Luật Tố tụng hình sự năm 2015 về trình tự, thủ tục tiến hành các hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự.
Xem thêm:
>> Hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác bị xử lý như thế nào?
>> Xử lý tội cho vay nặng lãi theo quy định của luật hình sự hiện hành năm 2021
>> Kỹ năng thu thập chứng cứ của người bào chữa trong vụ án hình sự theo pháp luật
Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại được quy định thế nào trong luật?
Quy định của luật
Điều 155 BLTTHS năm 2015 quy định chỉ được khởi tố vụ án hình sự về tội phạm quy định tại khoản 1 các điều luật của Bộ luật hình sự khi có yêu cầu của bị hại hoặc người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết.
Tại Khoản 1 của các tội danh sau:
- Điều 134 Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;
- Điều 135 Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh;
- Điều 136 Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội;
- Điều 138 Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác;
- Điều 139 Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khoẻ của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính;
- Điều 141 Tội hiếp dâm;
- Điều 143 Tội cưỡng dâm;
- Điều 155 Tội làm nhục người khác;
- Điều 156 Tội vu khống;
- Điều 226 Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
Quy định của pháp luật đã cụ thể, rõ ràng nhưng trong thực tiễn áp dụng các quy định về khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại còn có vướng mắc, có những quan điểm, cách hiểu khác nhau khi khởi tố, giải quyết vụ án hình sự theo yêu cầu bị hại nhưng chưa có văn bản hướng dẫn của cơ quan có thẩm quyền để các cơ quan tiến hành tố tụng áp dụng thống nhất.
Khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại được quy định thế nào trong luật?
Chủ thể có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự
Theo luật có hai chủ thể được yêu cầu khởi tố vụ án hình sự đó là:
⇒ Người bị hại là cá nhân trực tiếp bị thiệt hại về thể chất, tinh thần, tài sản hoặc là cơ quan, tổ chức bị thiệt hại về tài sản, uy tín do tội phạm gây ra hoặc đe dọa gây ra;
⇒ Người đại diện của bị hại là người dưới 18 tuổi, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất hoặc đã chết:
+ Người chưa thành niên (người dưới 18 tuổi) là những người chưa có đầy đủ năng lực hành vi để thể hiện quyền chủ thể của mình, họ chưa ý thức được một cách đầy đủ thiệt hại mà hành vi phạm tội gây ra cho họ cũng như cách bảo vệ lợi ích cho mình. Do đó, người đại diện hợp pháp của người bị hại tham gia tố tụng là cần thiết và việc họ có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự để bảo vệ quyền lợi cho người bị hại là hoàn toàn hợp lý.
+ Người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất là vì họ có nhược điểm mà vì đó họ không thể biểu hiện được đầy đủ yêu cầu của mình. Do đó, pháp luật quy định cho người đại diện hợp pháp của họ có quyền yêu cầu khởi tố vụ án hình sự để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người bị hại.
Hình thức khởi tố theo yêu cầu của người bị hại
» Người bị hại có thể gửi đơn yêu cầu khởi tố hoặc thể hiện ý kiến trong biên bản lời khai. Trong trường hợp vụ án đã khởi tố, người bị hại vẫn có quyền rút đơn yêu cầu và cơ quan có thẩm quyền sẽ ra quyết định định đình chỉ vụ án trừ trường hợp bị cưỡng bức, ép buộc. Người bị hại có quyền rút đơn trước khi mở phiên tòa.
» Người bị hại rút đơn yêu cầu khởi tố không có quyền yêu cầu lại trừ trường hợp họ rút đơn do bị cưỡng bức, ép buộc. Trong trường hợp có căn cứ để xác định người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì tuy người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu, Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án vẫn có thể tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
Hậu quả khi người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu khởi tố
Theo khoản 2, 3 Điều 155 Bộ luật tố tụng hình sự 2015, nếu người đã yêu cầu khởi tố, rút yêu cầu khởi tố thì sẽ dẫn đến những hậu quả pháp lý sau:
– Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ;
– Trường hợp có căn cứ xác định người đã yêu cầu rút yêu cầu khởi tố trái với ý muốn của họ do bị ép buộc, cưỡng bức thì cơ quan tố tụng vẫn tiếp tục tiến hành tố tụng đối với vụ án.
– Bị hại hoặc người đại diện của bị hại đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại, trừ trường hợp rút yêu cầu do bị ép buộc, cưỡng bức.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư