Người nào có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác có thể bị phạt vi phạm hành chính theo điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP. Thậm chí nếu người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục người khác quy định tại Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung năm 2017.
Xem thêm:
>> Cần điều tra làm rõ và xử lý thật nghiêm khắc giáo viên bị tố dọa bắt trẻ uống nước bồn cầu
>> Cắt ghép ảnh, miệt thị cô gái 12 mối tình có thể bị xử lý hình sự
>> Công an phường vô can trong việc phát tán clip nóng 8 phút
Hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác bị sử lý như thế nào?
Xử phạt hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác
Với hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác thì được quy định trong luật, tùy mức độ mà xử phạt hành chính hay khởi tố theo pháp luật Hình sự. Ngoài ra nếu gây ra thiệt hại về tài sản, tinh thần cho người bị xúc phạm về danh dự nhân phẩm còn phải bồi thường thiệt hại theo Bộ luật dân sự 2015.
Phạt hành chính hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác
Hành vi du côn, những lời nói thô tục, thiếu lịch sự xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác. Hành vi xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, uy tín này nếu không nghiêm trọng thì sẽ bị xử phạt hành chính là:
⇒ Căn cứ theo khoản 1 điều 5 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP ngày 12/11/2013 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh trật tự, an toàn xã hội, phòng chống tệ nạn xã hội, phòng cháy và chữa cháy, phòng, chống bạo lực gia đình thì hành vi trên có thể bị xử lý như sau:
» Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
- Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
- Gây mất trật tự ở rạp hát, rạp chiếu phim, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nơi biểu diễn nghệ thuật, nơi tổ chức các hoạt động thể dục, thể thao, lễ hội, triển lãm, hội chợ, trụ sở cơ quan, tổ chức, khu dân cư, trường học, bệnh viện, nhà ga, bến tàu, bến xe, trên đường phố, ở khu vực cửa khẩu, cảng hoặc ở nơi công cộng khác;
- Thả rông động vật nuôi trong thành phố, thị xã hoặc nơi công cộng.
Hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác bị sử lý như thế nào?
Yêu cầu bồi thường thiệt hại đối với hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm theo Bộ luật dân sự
⇒ Căn cứ quy định tại Koản 1 Điều 584 dân sự năm 2015 quy định về bồi thường thiệt hại khi xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác như sau:
Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.
⇒ Mặt khác, điều 585 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định về nguyên tắc bồi thường thiệt hại:
1. Thiệt hại thực tế phải được bồi thường toàn bộ và kịp thời. Các bên có thể thỏa thuận về mức bồi thường, hình thức bồi thường bằng tiền, bằng hiện vật hoặc thực hiện một công việc, phương thức bồi thường một lần hoặc nhiều lần, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại có thể được giảm mức bồi thường nếu không có lỗi hoặc có lỗi vô ý và thiệt hại quá lớn so với khả năng kinh tế của mình.
3. Khi mức bồi thường không còn phù hợp với thực tế thì bên bị thiệt hại hoặc bên gây thiệt hại có quyền yêu cầu Tòa án hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền khác thay đổi mức bồi thường.
4. Khi bên bị thiệt hại có lỗi trong việc gây thiệt hại thì không được bồi thường phần thiệt hại do lỗi của mình gây ra.
5. Bên có quyền, lợi ích bị xâm phạm không được bồi thường nếu thiệt hại xảy ra do không áp dụng các biện pháp cần thiết, hợp lý để ngăn chặn, hạn chế thiệt hại cho chính mình.
Xử lý hình sự hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác
Nếu tính chất và mức độ của hành vi xúc phạm nghiêm trọng, và có đủ căn cứ, thì hành vi này sẽ bị xử lý hình sự theo theo quy định tại Điều 155 Bộ luật hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017.
⇒ Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
⇒ Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Đối với 02 người trở lên;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
- Đối với người đang thi hành công vụ;
- Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
- Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
- Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%75.
⇒ Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
- Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên76;
- Làm nạn nhân tự sát.
⇒ Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác ở đây có thể được hiểu là làm tổn thương nghiêm trọng đến nhân phẩm, danh dự của người khác. Mức độ nghiêm trọng cụ thể của hành vi phụ thuộc vào thái độ, nhận thức, mục đích của người phạm tội nó là mong muốn làm nhục người khác, cường độ và thời gian kéo dài của hành vi xúc phạm; môi trường diễn ra hành vi xúc phạm, sự tác động cụ thể đối với người bị hại thường người bị hại bị ảnh hưởng về tâm lý.
Với những căn cứ trên, nếu người bị xúc phạm danh dự nhân phẩm nhận thấy có đủ căn cứ chứng minh thì có quyền khởi kiện người xúc phạm mình.
Hồ sơ khởi kiện
Hồ sơ khởi kiện người có hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác bao gồm:
– Đơn khởi kiện
– Tài liệu chứng minh nội dung khởi kiện là có cơ sở
– CMND, hộ khẩu.
Như vậy, người bị hại có thể làm đơn tố giác gửi đến cơ quan công an hoặc làm đơn khởi kiện đòi bồi thường thiệt hại do bị xúc phạm, danh dự, nhân phẩm uy tín và gửi đến Tòa án nhân dân cấp huyện, nơi người có hành vi vi phạm pháp luật cư trú.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư