Tranh tụng tại phiên tòa bao gồm việc trình bày chứng cứ, hỏi, đối đáp, trả lời và phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ, tình tiết của vụ án dân sự, quan hệ pháp luật tranh chấp và pháp luật áp dụng để giải quyết yêu cầu của các đương sự trong vụ án. Chủ tọa phiên tòa không được hạn chế thời gian tranh tụng, tạo điều kiện cho những người tham gia tranh tụng trình bày hết ý kiến nhưng có quyền yêu cầu họ dừng trình bày những ý kiến không có liên quan đến vụ án dân sự.
Xem thêm:
>> Trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự ở cấp phúc thẩm
>> Tìm hiểu thủ tục giải quyết vụ án dân sự ở cấp sơ thẩm
>> Thủ tục tố tụng – Trình tự pháp lý không thể bỏ qua
Qúa trình tranh tụng vụ án dân sự tại Tòa án theo pháp luật.
Tranh tụng được hiểu như thế nào?
Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 đã quy định theo hướng kết hợp giữa tố tụng thẩm vấn và tố tụng tranh tụng nhằm nâng cao giá trị dân chủ, bình đẳng và tính công khai, minh bạch trong hoạt động tư pháp. Tranh tụng phải được thể hiện ngay từ khi thụ lí cho đến khi kết thúc quá trình tố tụng.
Điều 247 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về nội dung và phương thức tranh tụng tại phiên tòa. Tranh tụng bao gồm việc trình bày chứng cứ, hỏi, đối đáp, trả lời và phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ, mọi tình tiết của vụ án, quan hệ pháp luật đang tranh chấp và áp dụng pháp luật để giải quyết. Việc tranh tụng được tiến hành theo sự điều khiển của thẩm phán chủ tọa phiên tòa. Chủ tọa không được hạn chế thời gian tranh tụng mà phải tạo điều kiện cho những người tham gia tranh tụng trình bày hết ý kiến nhưng cũng có quyền yêu cầu họ dừng trình bày những ý kiến không liên quan. Phán quyết của tòa án phải căn cứ vào kết quả tranh tụng tại phiên tòa. Hội đồng xét xử trước khi ra bản án, quyết định phải căn cứ vào tài liệu, chửng cứ đã được xem xét, tranh tụng tại tòa.
Qúa trình tranh tụng vụ án dân sự tại Tòa án theo pháp luật.
Qúa trình tranh tụng tại phiên Tòa
Theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015, quá trình tranh tụng vụ án dân sự tại phiên tòa được tiến hành theo các bước sau đây:
- Trình bày của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự.
- Nghe đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự trình bày về vụ án.
Sau khi chủ tọa đã thực hiện các hoạt động nghiệp vụ cần thiết như quy định tại các điều 243, 244 và 246 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 nhưng có đương sự vẫn giữ quyền yêu cầu của họ và các bên trong vụ án cũng không tự thoả thuận được với nhau về việc giải quyết tranh chấp thì hội đồng xét xử bắt đầu xét xử vụ án bằng việc nghe các bên đương sự trình bày về các yêu cầu và các tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ ttanh chấp. Hội đồng xét xử phải xác định đầy đủ các tình tiết của vụ án cũng như tất cả các tài liệu, chứng cử của vụ án do các bên đương sự cung cấp, giao nộp.
Trình bày của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự
Điều 248 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định trình tự các bên đương sự được trình bày việc kiện tại phiên tòa như sau:
⇒ Trường hợp có đương sự vẫn giữ nguyên yêu cầu của mình và các đương sự không tự thỏa thuận được với nhau về việc giải quyết vụ án thì các đương sự trình bày theo trình tự sau đây
+ Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn trình bày yêu cầu của nguyên đơn và chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu đó là có căn cứ và hợp pháp. Nguyên đơn có quyền bổ sung ý kiến. Trong trường hợp cơ quan, tổ chức khởi kiện vụ án thì đại diện cơ quan, tổ chức trình bày về yêu cầu khởi kiện và chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu khởi kiện là có căn cứ và hợp pháp.
+ Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của bị đơn trình bày ý kiến của bị đơn đối với yêu cầu của nguyên đơn; yêu cầu phản tố, đề nghị của bị đơn và chứng cứ để chứng minh cho đề nghị đó là có căn cứ và hợp pháp. BỊ đơn có quyền bổ sung ý kiến.
+ Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trình bày ý kiến của người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan đối với yêu cầu, đề nghị của nguyên đơn, bị đơn; yêu cầu độc lập, đề nghị của người có quyền lọi, nghĩa vụ liên quan và chứng cứ để chứng minh cho đề nghị đó là có căn cứ và hợp pháp. Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có quyền bổ sung ý kiến.
⇒ Trong trường hợp nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan không có người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình thì họ tự trình bày về yêu cầu, đề nghị của mình và chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu, đề nghị đó là có căn cứ và hợp pháp.
⇒ Tại phiên tòa, đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự cùng song hành tham gia tố tụng, cả hai người cùng có quyền bổ sung chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu, đề nghị của đương sự nhưng phải tuân thủ quy định tại khoản 4 Điều 96 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015.
Những quy định này cho thấy chủ trương đổi mới tư pháp của Đảng và Nhà nước đã được thể chế hoá. Đó là kết quả của việc mở rộng quyền dân chủ trong hoạt động tư pháp và vai trò của đương sự, của những người tham gia tô tụng khác trong việc cung cấp chứng cứ cho tòa án, thực hiện nghĩa vụ chứng minh để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình nhưng không được vượt quá thời hạn giao nộp tài liệu, chứng cứ do thẩm phán và Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định và không làm ảnh hưởng xấu đến quyền tranh tụng của đương sự khác.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư