Đương sự là một trong các nhóm người tham gia tố tụng dân sự tại toà án nhân dân trong các vụ kiện về dân sự, kinh doanh, thương mại, hôn nhân gia đình và lao động. Những người tham gia tố tụng dân sự đó bao gồm đương sự, người đại diện cho đương sự, người bảo vệ quyền lợi của đương sự, cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội khởi kiện vì lợi ích chung, người làm chứng, người phiên dịch. Được quy định trong Bộ luật tố tụng Dân sự 2015 (BLTTDS 2015).
Xem thêm:
>> Tìm hiểu về nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong tố tụng dân sự
>> Thủ tục tái thẩm trong xét xử vụ án dân sự được thực hiện như thế nào?
>> Thủ tục khởi kiện trong vụ án hành chính được thực hiện như thế nào?
Đương sự, người tham gia tố tụng dân sự theo pháp luật hiện hành.
Đương sự trong vụ việc dân sự
Đương sự trong vụ án dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Đương sự trong việc dân sự là cơ quan, tổ chức, cá nhân bao gồm người yêu cầu giải quyết việc dân sự và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Người tham gia tố tụng dân sự
Người tham gia tố tụng dân sự là người tham gia vào việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hay của người khác hoặc hỗ trợ toà án, cơ quan thi hành án trong việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự.
Việc giải quyết vụ việc dân sự tại toà án là do nhu cầu giải quyết các quan hệ pháp luật nội dung giữa các đương sự để ổn định xã hội, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể nên các đương sự là một thành phần chủ yếu của vụ việc dân sự. Không có đương sự thì cũng không thể có vụ việc dân sự tại toà án.
Ngoài ra đương sự cũng chính là chủ thể của quan hệ pháp luật nội dung được toà án giải quyết trong vụ việc dân sự, có quyền định đoạt quyền lợi của mình khi tham gia quan hệ. Khi tham gia vào quá trình tô tụng dân sự, các đương sự vân có quyên định đoạt quyền lợi của mình.
Nên hoạt động tố tụng của các đương sự có thể dẫn đến việc làm phát sinh, thay đổị hay đình chỉ tố tụng. Các đương sự trong vụ việc dân sự có thể là cá nhân, cơ quan hoặc tổ chức, tham gia tố tụng với tư cách nguyên đơn, bị đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự; người yêu cầu, người bị yêu cầu, người có liên quan trong việc dân sự.
Người tham gia tố tụng dân sự là người tham gia vào việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình hay của người khác hoặc hỗ trợ toà án, cơ quan thi hành án trong việc giải quyết vụ việc dân sự và thi hành án dân sự.
⇒ Những người tham gia tố tụng dân sự gồm có: Đương sự, người đại diện của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người làm chứng, người giám định, người phiên dịch và người định giá tài sàn. Các điều từ Điều 68 đến Điều 90 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 đã quy định tương đối đầy đủ những người này là người tham gia tố tụng. Những người tham gia tố tụng có thể là cá nhân, cơ quan, tổ chức đáp ứng được các điều kiện do pháp luật tố tụng dân sự quy định.
⇒ Trong mỗi vụ việc dân sự, số lượng, thành phần những người tham gia tố tụng dân sự có thể khác nhau. Việc tham gia tố tụng của họ tuy bị chi phối bởi các cơ quan tiến hành tố tụng và người tiến hành tố tụng nhưng vẫn có ảnh hưởng rất lớn đến tố tụng dân sự. Đối với một số người, các hoạt động tố tụng của họ có thể còn làm phát sinh, thay đổi hay đình chỉ tố tụng dân sự.
Đương sự, người tham gia tố tụng dân sự theo pháp luật hiện hành.
Nguyên đơn trong vụ án dân sự
Được quy định trong Khoản 2 Điều 68 BLTTDS 2015 thì nguyên đơn trong vụ án dân sự là:
- Nguyên đơn trong vụ án dân sự là người khởi kiện, người được cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do pháp luật quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của người đó bị xâm phạm.
- Cơ quan, tổ chức do Bộ luật này quy định khởi kiện vụ án dân sự để yêu cầu Tòa án bảo vệ lợi ích công cộng, lợi ích của Nhà nước thuộc lĩnh vực mình phụ trách cũng là nguyên đơn.
Bị đơn trong vụ án dân sự
Bị đơn trong vụ án dân sự là người bị nguyên đơn khởi kiện hoặc bị cơ quan, tổ chức, cá nhân khác do Bộ luật này quy định khởi kiện để yêu cầu Tòa án giải quyết vụ án dân sự khi cho rằng quyền và lợi ích hợp pháp của nguyên đơn bị người đó xâm phạm (theo Khoan 3 Điều 68 BLTTDS 2015).
Các đương sự khác trong Tố tụng dân sự
Theo Khoản 4 Điều 68 BLTTDS 2015 quy định về người có quyền, lợi nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là:
Người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trong vụ án dân sự là người tuy không khởi kiện, không bị kiện, nhưng việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của họ nên họ được tự mình đề nghị hoặc các đương sự khác đề nghị và được Tòa án chấp nhận đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Trường hợp việc giải quyết vụ án dân sự có liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ của một người nào đó mà không có ai đề nghị đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan thì Tòa án phải đưa họ vào tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư