Tố tụng dân sự được hiểu là những tư tưởng chỉ đạo, định hướng cho việc xây dựng và thực hiện pháp luật để giải quyết vụ án dân sự, theo đó các bên đương sự có quyền xuất trình, trao đổi chứng cứ, lý lẽ, căn cứ pháp lý để chứng minh, biện luận cho yêu cầu của mình; phản bác yêu cầu đối lập trước Tòa án và Tòa án phải căn cứ vào kết quả tranh tụng để quyết định về việc giải quyết vụ án dân sự. Cùng tìm hiểu nguyên tắc bảo đảm tranh tục trong tố tụng dân sự ở bài viết dưới đây .
Xem thêm:
>> Thủ tục tố tụng trong tố tụng dân sự
>> Giải quyết vụ án dân sự theo thủ tục giám đốc thẩm
>> Trình tự, thủ tục giải quyết vụ án dân sự ở cấp phúc thẩm
Tìm hiểu về nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong tố tụng dân sự.
Quy định về tranh tụng tại tòa án
Tranh tụng tại phiên toà là những hoạt động tố tụng được tiến hành tại phiên toà xét xử bởi hai bên tham gia tố tụng, nhằm bảo vệ ý kiến, luận điểm của mỗi bên và bác bỏ ý kiến, luận điểm của phía bên kia, dưới sự điều khiển, quyết định của Toà án với vai trò trung gian, trọng tài.
Tố tụng tranh tụng thường được sử dung rộng rãi ở các quốc gia theo truyền thống luật án lệ như Anh, Mỹ, Úc và một số quốc gia khác chịu ảnh hưởng của hệ thống pháp luật Anh – Mĩ. Mặc dù sử dụng ở nhiều quốc gia, nhưng không phải ở quốc gia nào tố tụng tranh tụng cũng giống nhau.
Nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử
Hệ thống tư pháp của Việt Nam trước Hiến pháp năm 2013 được xây dựng và hoạt động theo mô hình tố tụng truyền thống. khi một vụ tranh chấp xảy ra, các cơ quan của nhà nước như tòa án, điều tra, viện kiểm sát đóng vai trò và có nhiệm vụ chính trong việc xử lý và đưa ra phán quyết. Vai trò của các bên tranh chấp và luật sư đại diện chỉ là thứ yếu. Thậm chí, trước đây có giai đoạn luật sư còn được coi là chỉ có vai trò “bổ trợ tư pháp”. Điều này thể hiện đặc biệt rõ trong tư pháp hình sự, nơi mà tòa án, viện kiểm sát, cơ quan điều tra được gọi là “cơ quan tiến hành tố tụng, còn luật sư và các bên liên quan chỉ được coi là “người tham gia tố tụng”.
Các cơ quan tiến hành tố tụng là những người “dẫn dắt”, “chi phối” quá trình tố tụng hình sự và “kiểm soát” bộ hồ sơ của vụ án. Luật sư luôn gặp khỏ khăn để khẳng định vai trò bào chữa của mình trong quá trình tố tụng. Việc quá xem nặng vai trò của của các cơ quan nhà nước và xem nhẹ vai trò của luật sư cũng như các bên dẫn tới xu hướng chủ quan duy ý chí khi xử lý các vụ tranh chấp, từ đó dẫn tới tỷ lệ cao bản án oan, sai. Trong các vụ án dân sự và hành chính, việc xem nhẹ vai trò của các bên cũng như luật sư bảo vệ quyền lợi cho các bên cũng dễ dẫn tới sự chủ quan, duy ý chí của thẩm phán khi xét xử.
→ Để khắc phục tình trạng trên, Hiến pháp năm 2013 đã quy định nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử. Đây là nguyên tắc mới trong hoạt động của tòa án Việt Nam và nguyên tắc này có 2 nội dung cơ bản sau:
⇒ Thứ nhất, nền tảng của hệ thống tố tụng Việt Nam vẫn theo mô hình tố tụng thẩm cứu, song vai trò tranh biện của các bên phải được tăng cường trong quá trình xét xử. Nói cách khác thì tinh thần của nguyên tắc “bảo đảm tranh tụng” là tòa án phải thực sự coi trọng sự tranh biện giữa các bên trong quá trình xét xử.
Thông thường thì các bên trong vụ án hình sự là viện kiểm sát – buộc tội và luật sư/người bào chữa – gỡ tội; trong vụ án dân sự, kinh tế, lao động là nguyên đơn và bị đơn;trong vụ án hành chính là người khởi kiện và người bị kiện.
Nguyên tắc tranh tụng yêu cầu các bên phải được tranh tụng công bằng và bình đẳng với nhau trước tòa án. Yêu cầu này tưởng chừng đơn giản, song nó kéo theo hàng loạt những yêu cầu khác mà pháp luật tố tụng phải quy định (ví dụ quyền tiếp cận ngang bằng đối với hồ sơ vụ án, quyền được gặp thân chủ vào bất kì lúc nào, quyền được đối xử bình đẳng trong phiên xét xử…). Chỉ khi làm được điều đó thi tòa án mới có cơ hội lắng nghe ý kiến, lập luận từ các chiều khác nhau để trên cơ sở đó đưa ra quyết định đúng đắn, qua đó tránh chủ quan, duy ý chí dẫn tới các bản án oan, sai.
⇒ Thứ hai: Hội đồng xét xử phải lắng nghe các bên tranh biện trong phiên xét xử và phán quyết chủ yếu dựa trên lý lẽ mà các bên đưa ra. Đương nhiên, trong hệ thống tố tụng của Việt Nam, thành viên hội đồng xét xử luôn nghiên cứu trước hồ sơ và do đó đã hình thành quan điểm về vụ việc trước khi phiên xét xử diễn ra. Mặc dù vậy, tại phiên xét xử, tức là nơi các bên đưa ý kiến tranh luận về vụ việc, thẩm phán và hội thẩm phải thực sự lắng nghe ý kiến các bên, coi trọng ý kiến các bên như nhau đê trên cơ sở đó ra phán quyết phù hợp, cho dù phán quyết đó có thể không giống với quan điểm của mình trước khi xét xử.
Từ góc độ lý luận cũng như thực tiễn, nguyên tắc bảo đảm tranh tụng có phạm vi tác động không chỉ đối với tòa án mà đối với cả quá trình tố tụng nói chung, đặc biệt là tố tụng hình sự. Bởi tố tụng hình sự liên quan tới nhiều cơ quan nhà nước và gồm nhiều công đoạn như khởi tố, truy tố rồi mới tới xét xử. Nguyên tắc bảo đảm tranh tụng đòi hỏi đề cao vai trò của luật sư ngang bằng với viện kiểm sát không chỉ trong giai đoạn xét xử mà cả các giai đoạn tố tụng trước đó. Tất nhiên rằng cơ quan nhà nước, viện kiểm sát có những đặc quyền mà luật sư khó có thể có. Nhưng về cơ bản luật sư và viện kiểm sát phải có các quyền ngang nhau để có thể tạo ra một sự tranh tụng công bằng khi xét xử.
Tìm hiểu về nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong tố tụng dân sự.
Các công việc có thể làm đồng thời với việc tranh tụng
– Đương sự có quyền thu thập, giao nộp tài liệu, chứng cứ kể từ khi Tòa án thụ lý vụ án dân sự và có nghĩa vụ thông báo cho nhau các tài liệu, chứng cứ đã giao nộp;
– Trình bày, đối đáp, phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng để bảo vệ yêu cầu, quyền, lợi ích hợp pháp của mình hoặc bác bỏ yêu cầu của người khác theo quy định.
– Đương sự thực hiện quyền tranh tụng trong sơ thẩm, phúc thẩm, giám đốc thẩm, tái thẩm theo quy định.
Nội dung tranh tụng tại phiên tòa
– Tranh tụng tại phiên tòa bao gồm việc trình bày chứng cứ, hỏi, đối đáp, trả lời và phát biểu quan điểm, lập luận về đánh giá chứng cứ, tình tiết của vụ án dân sự, quan hệ pháp luật tranh chấp và pháp luật áp dụng để giải quyết yêu cầu của các đương sự trong vụ án.
– Hội đồng xét xử không được hạn chế quyền tranh tụng của đương sự.
Trên đây là những tư vấn của Phan Law Vietnam về nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong xét xử, hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho quý khách. Hãy liên hệ với chúng tôi khi quý khách có những vấn đề pháp lý đang vướng mắc để được tư vấn chi tiết và đảm bảo đúng pháp luật qua thông tin dưới đây:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư