Vừa qua, Thanh tra Sở TT&TT Bình Dương đã có buổi làm việc với đại diện của bà Nguyễn Phương Hằng liên quan đến nội dung livestream của bà. Sau đó, bà Hằng đã có bản cam kết hứa sẽ cẩn trọng hơn với các phát ngôn khi livestream.
Xem thêm:
>> Có hay không hành vi mạo danh nghệ sĩ ở nhóm chat nghệ sĩ Việt?
>> Vợ chồng đại gia Dũng “lò vôi” tố Lương Y Võ Hoàng Yên lừa đảo
>> Ông Võ Hoàng Yên có chứng chỉ chuyên môn không?
Bà Nguyễn Phương Hằng cam kết cẩn trọng với các phát ngôn khi livestream
Mới đây, Thanh tra Sở TT&TT Bình Dương đã có buổi làm việc với hai luật sư là đại diện của bà Nguyễn Phương Hằng liên quan đến các phát ngôn trên mạng xã hội của bà Hằng trong thời gian gần đây.
Sau buổi làm việc này, bà Nguyễn Phương Hằng đã gửi bản cam kết sẽ rút kinh nghiệm, đồng thời sẽ cẩn trọng hơn trong việc sử dụng từ ngữ khi livestream, tránh ảnh hưởng đến cá nhân, tổ chức khác.
Bà Nguyễn Phương Hằng cam kết cẩn trọng với các phát ngôn khi livestream
Theo chia sẻ từ Sở TT&TT Bình Dương, cơ quan chức năng không cấm bà Hằng và người dân livestream trên mạng xã hội. Sở cũng khẳng định đây là quyền tự do của cá nhân. Tuy nhiên, các phát ngôn này phải tuân thủ quy định của pháp luật, không ảnh hưởng tới quyền và lợi ích hợp pháp của người khác, không gây ảnh hưởng đến trật tự xã hội.
Bà Nguyễn Phương Hằng là vợ doanh nhân Huỳnh Uy Dũng (Dũng lò vôi), đồng thời là CEO Công ty Đại Nam. Gần đây, bà nổi đình nổi đám trên internet nhờ vào các livestream bóc phốt, đặc biệt là bóc phốt giới nghệ sĩ. Các livestream của bà thu hút đông đảo lượng theo dõi từ khán giả. Đỉnh điểm vào cuối tháng tháng 5 vừa qua, có đến nửa triệu người theo dõi trong 1 buổi livestream.
Vào tháng 4/2021, bà Hằng bị Sở TT&TT TP.HCM xử phạt vi phạm hành chính 7,5 triệu đồng vì đã cung cấp thông tin sai sự thật, xúc phạm danh dự, uy tín của UBND tỉnh Bình Thuận và Chủ tịch UBND tỉnh Bình Thuận.
Phát ngôn trên mạng xã hội – Chú ý không vi phạm pháp luật
Hiện nay, các trang mạng xã hội là kênh truyền thông tin được nhiều người sử dụng. Đây là quyền tự do của cá nhân nên việc livestream trên mạng là điều pháp luật không cấm. Tuy nhiên nếu người dùng mạng xã hội bịa đặt, vu khống, thông tin sai sự thật thì cơ quan chức năng có thể vào cuộc để xử lý.
Cụ thể, hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của tổ chức, cá nhân khác trên mạng xã hội có thể bị xử phạt hành chính theo Nghị định 15/2020/NĐ-CP, hành vi chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân…. . có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000.
Nếu tiết lộ thông tin bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác (mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự) thì bị phạt tiền 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Ở mức độ cao hơn, Bộ luật Hình sự cũng có một số tội danh như Tội Vu khống (Điều 156 Bộ luật hình sự), Tội làm nhục người khác (Điều 155 Bộ luật Hình sự). Tùy vào hành vi vi phạm mà cơ quan chức năng có thể xem xét khởi tố vụ án hình sự đối với hành vi này.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư