Gần đây, các livestream của bà Nguyễn Phương Hằng được công chúng đặc biệt quan tâm. Đáng chú ý trong livestream của mình, bà Hằng thường xuyên có những từ ngữ mang tính chất xúc phạm, chửi bới người khác. Vậy hành vi này có vi phạm pháp luật hay không?
Xem thêm:
>> Quyết định khởi tố bệnh nhân số 2278 làm lây lan dịch bệnh tại Hải Dương
>> Vợ chồng đại gia Dũng “lò vôi” tố Lương Y Võ Hoàng Yên lừa đảo
>> Ông Võ Hoàng Yên có chứng chỉ chuyên môn không?
Bà Nguyễn Phương Hằng liên tục có các livestream chửi nghệ sĩ
Livestream là hình thức phát video trực tiếp trên các nền tảng mạng xã hội như Facebook. Đây là một trong những tính năng hỗ trợ bán hàng online trên facebook hiệu quả. Tuy nhiên, việc lợi dụng hình thức livestream để đưa các clip có nội dung vi phạm chuẩn mực đạo đức đang là băn khoăn của nhiều người.
Nếu như trước đây, Khá bảnh, Dương Minh Tuyền, Huấn Hoa Hồng được quan tâm bởi các livestream mang tính chất giang hồ thì gần đây, cơn sốt livestream lại chuyển hướng sang nội dung nhắm vào đời tư, nhân thân của các văn, nghệ sĩ, người nổi tiếng, điển hình là livestream của bà Nguyễn Phương Hằng.
Bà Nguyễn Phương Hằng liên tục có các livestream chửi nghệ sĩ
Để tăng sức hút cho các buổi livestream của mình, bà Phương Hằng đã sử dụng khả năng lập luận cùng tài ăn nói của mình để nhắm vào một số văn, nghệ sĩ nổi tiếng. Bà cũng sử dụng những từ ngữ nặng nề như “con rắn độc”, “quỷ đội lốt người”, “sát thủ không tầm thường”…
Đây là những nghệ sĩ rất nổi tiếng, được đông đảo khán giả mến mộ nên khi có thông tin tố cáo tiêu cực trên mạng xã hội đã khiến dư luận đặc biệt quan tâm. Đỉnh điểm hồi cuối tháng 5-2021, livestream của bà Hằng thu hút hơn nửa triệu người xem cùng lúc, lập kỷ lục lượt người xem livestream trên mạng xã hội.
Bà Nguyễn Phương Hằng có vi phạm pháp luật không?
Theo tư vấn từ luật sư, lời lẽ của bà Hằng vẫn chỉ là lời mắng nhiếc chung chung nên rất khó xử lý. Nếu cơ quan chức năng muốn xử lý vì hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm thì phải có đơn khiếu nại hoặc vi bằng từ những người được nhắc tới.
Thông tin ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân được đăng tải trên phương tiện thông tin đại chúng nào thì phải được gỡ bỏ, cải chính bằng chính phương tiện thông tin đại chúng đó. Nếu thông tin này được cơ quan, tổ chức, cá nhân cất giữ thì phải được hủy bỏ.
Cá nhân bị thông tin làm ảnh hưởng xấu đến danh dự, nhân phẩm, uy tín thì ngoài quyền yêu cầu bác bỏ thông tin đó còn có quyền yêu cầu người đưa ra thông tin xin lỗi, cải chính công khai và bồi thường thiệt hại. Nói cách khác, hành vi xâm phạm danh dự, nhân phẩm, uy tín của cá nhân là hành vi vi phạm pháp luật và tùy theo mức độ vi phạm sẽ có chế tài xử phạt phù hợp.
Cụ thể, theo Nghị định 15/2020/NĐ-CP, hành vi chia sẻ thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức, danh dự, nhân phẩm của cá nhân…. . có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000.
Nếu tiết lộ thông tin bí mật đời tư của cá nhân và bí mật khác (mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự) thì bị phạt tiền 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng.
Còn trường hợp hành vi lăng mạ người khác trên mạng xã hội có dấu hiệu nghiêm trọng thì tùy từng trường hợp cụ thể có thể bị xử lý tội Làm nhục người khác hoặc tội vu khống.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư