Trong một vụ án hình sự, để thực hiện tốt nhất vai trò của mình luật sự cần quan tâm đến kỹ năng thu thập chứng cứ, bởi càng tìm ra được nhiều chứng cứ có lợi thì khả năng gỡ tội, giảm nhẹ tội hoặc bảo vệ được quyền lợi cho khách hàng càng cao.
Xem thêm:
>> Tìm hiểu về nguyên tắc bảo đảm tranh tụng trong tố tụng dân sự
>> Hành vi bạo lực trẻ em dưới 16 tuổi bị xử lý như thế nào theo pháp luật?
>> Hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác bị xử lý như thế nào?
Chứng cứ trong vụ án hình sự
Chứng cứ là những gì có thật, được thu thập theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định, được dùng làm căn cứ để xác định có hay không có hành vi phạm tội, người thực hiện hành vi phạm tội và những tình tiết khác có ý nghĩa trong việc giải quyết vụ án.
Thu thập chứng cứ của luật sư trong vụ án hình sự
Trong một vụ án hình sự, để thực hiện tốt nhất vai trò của mình luật sự cần quan tâm đến kỹ năng thu thập chứng cứ, bởi càng tìm ra được nhiều chứng cứ có lợi thì khả năng gỡ tội, giảm nhẹ tội hoặc bảo vệ được quyền lợi cho khách hàng càng cao.
Tuy nhiên, hiện nay các luật sư thường không chủ động tìm kiếm, phát hiện và thu thập chứng cứ của vụ án hình sự mà chủ yếu dựa trên những chứng cứ được cơ quan tiến hành tố tụng cung cấp hay lời khai, thông tin từ những người liên quan trong vụ án được ghi chép lại thành văn bản lưu tại hồ sơ. Tình trạng này một phần xuất phát từ đặc thù nghề nghiệp, những khó khăn, bất lợi của luật sư trong việc tiếp cận, phát hiện và thu thập chứng cứ để phục vụ cho quá trình bào chữa, bảo vệ quyền lợi của khách hàng trong một vụ án hình sự.
⇒ Khoản 1 Điều 73 BLTTHS năm 2015 ghi nhận 03 quyền của người bào chữa, bao gồm:
- Thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
- Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
- Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản.
⇒ Theo Điều 88 BLTTHS năm 2015, để thu thập chứng cứ, người bào chữa có quyền gặp người mà mình bào chữa, bị hại, người làm chứng và những người khác biết về vụ án để hỏi và nghe họ trình bày về những vấn đề liên quan đến vụ án; đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu, đồ vật, dữ liệu diện tử liên quan đến việc bào chữa.
⇒ Khi tiếp nhận chứng cứ, tài liệu, đồ vật, dữ liệu điện tử liên quan đến vụ án do người bào chữa cung cấp, cơ quan tiến hành tố tụng phải lập biên bản giao nhận và kiểm tra, đánh giá theo quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 73 BLTTHS năm 2015.
⇒ Theo khoản 2 Điểu 88 BLTTHS năm 2015 quy định của pháp luật, những tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án do người bào chữa thu thập được có giá trị như những tài liệu, đồ vật do cơ quan điều tra thu thập. Vì vậy, luật sư có kế hoạch chủ động tự điều tra, thu thập chứng cứ là rất quan trọng.
Lưu ý khi luật sư thu thập chứng cứ trong vụ án hình sự
Trong trường hợp việc thu thập chứng cứ gặp khó khăn, người bào chữa có quyền đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản. Cùng với việc khiếu nại, giải quyết khiếu nại, thì đây là biện pháp rất quan trọng nhằm bảo đảm quyền thu thập chứng cứ của người bào chữa, là cơ sở cho việc nâng cao vị thế của người bào chữa trong TTHS.
Lưu ý không phải mọi tài liệu đều có ý nghĩa trong việc đề xuất áp dụng tình tiết giảm nhẹ quy định tại điểm v khoản 1 Điểu 51 BLHS năm 2015: “Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác” hay các tình tiết khác theo hướng dẫn áp dụng khoản 2 Điểu 51 BLHS nhưng nếu ít nhiều có ý nghĩa trong việc phản ánh nhân thân, hoàn cảnh phạm tội, khả năng giáo dục, cải tạo người phạm tội thì luật sư cũng không nên bỏ qua mà nên khuyến khích gia đình thân chủ thu thập.
Ngoài ra, nếu thân chủ là người già, đau yếu, là phụ nữ có thai mà cơ quan điều tra chưa chú ý làm rõ các vấn đề trên thì luật sự nên thu thập các tài liệu phản ánh về độ tuổi, tình trạng sức khỏe của thân chủ (giấy khai sinh, giấy chứng sinh, bệnh án, giấy khám sức khỏe của bệnh viện đa khoa cấp tỉnh…) để yêu cầu đề xuất áp dụng các quy định tương ứng của BLHS va BLTTHS đối với những đối tượng đặc thù này.
Ngay say khi thu thập được những tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án, luật sư cần cung cấp ngay cho cơ quan điều tra bởi trong nhiều trường hợp những tài liệu, đồ vật mà luật sư cung cấp cho cơ quan điều tra có thể làm thay đổi toàn bộ nội dung vụ án (chứng minh người bị tạm giữ, bị can không phạm tội, thay đổi tội danh đối với người bị tạm giữ, bị can) hoặc là căn cử để cơ quan điều tra có thể đưa ra những quyết định có lợi cho thân chủ của mình như quyết định thay đổi biện pháp ngăn chặn từ tạm giam sang các biện pháp ngăn chặn khác, quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án.
Vì vậy luật sư không nên thụ động, dựa vào các tài liệu, chứng cử sao chụp được từ cơ quan tiến hành tố tụng để phục vụ cho việc nghiên cứu, đánh giá của mình, mà cần phải triệt để tận dụng những quyển mà pháp luật quy định, cần phát huy khả năng vận dụng, nắm bắt và xác định mục tiêu hướng đến của vụ án để thu thập, phát hiện những yếu tố, chứng cứ cần thiết phục vụ cho việc bảo chữa cho thân chủ.
⇒ Luật sư cần lưu ý không nên quá chú trọng, lấn sâu vào việc tìm kiếm chứng cứ phục vụ cho bào chữa mà xem nhẹ các tài liệu, chứng cứ do cơ quan tiến hành tố tung cung cấp, bởi trong hồ sơ của cơ quan điều tra có thể chứa đựng nhiều thông tin có lợi cho việc bào chữa.
Luật sư tham gia lấy lời khai người bị tạm giữ
Để tạo cơ sở pháp lý cho người bảo chữa (luật sư) có thể thực hiện tốt công việc của mình, khoản 1 Điều 73 BLTTHS năm 2015 quy định người bào chữa được quyền có mặt khi hỏi cung bị can và nếu được điều tra viên đồng ý thì có thể đặt câu hỏi đối với bị can. Dù quy định này đã được ghi nhận trong các BLTTHS trước đó nhưng cho tới thời điểm hiện nay vẫn còn rất nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện, từ nhiều nguyên nhân như do bản thân các luật sư cũng không có đủ thời gian hoặc không chú ý tới tầm quan trọng của sự có mặt của luật sư trong các lần hỏi cung nên đã không tham gia tất cả các buổi hỏi cung khi được điều tra viên thông báo về kế hoạch hỏi cung.
Cần phân biệt hai trường hợp hỏi cung bị can tại trụ sở cơ quan điều tra; tại nơi ở, nơi làm việc của người bị tạm giữ, bị can và hỏi cung bị can tại trại tạm giam. Theo Điều 11 Thông tư số 46/2019/TT-BCA quy định cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng phải thông báo về thời gian, địa điểm tiến hành hoạt động tố tụng mà người bào chữa có quyền tham gia tối thiểu 24 giờ đối với luật sư cư trú cùng tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với cơ quan đang thụ lý vụ án; 48 giờ đối với luật sư cư trú khác tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương với cơ quan đang thụ lý vụ án.
Khi đã nắm bắt được thời gian lấy lời khai người bị tạm giữ, hỏi bị can của điều tra viên thì luật sư cần lập một kế hoạch cụ thể để tham gia vào buổi hỏi cung. Luật sư phải tìm hiểu để bảo đảm thân chủ đã được giải thích các quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, bị can trong quá trình cơ quan điều tra lấy lời khai. Luật sư phải có trước các dự kiến như: đề xuất điều tra viên cần phải làm rõ những vấn để gì, chuẩn bị các câu hỏi để hỏi người bị tạm giữ, bị can. Tùy từng vụ án khác nhau mà luật sư chuẩn bị những cầu hỏi khác nhau.
Trong trường hợp điều tra viên đặt những câu hỏi có tính mớm cung hoặc bức cung đối với người bị tạm giữ, bị can thì luật sư không nên phản ứng gay gắt với điều tra viên bởi làm mất hay hạ thấp uy tín của điều tra viên trước mặt người bị tạm giữ, bị can là điều tối kị. Trong trường hợp này, luật sư cần khéo léo tế nhị để nghị điều tra viên không nên hỏi những câu hỏi đó hoặc luật sư xin phép đặt câu hỏi cho thân chủ của mình để phản bác lại câu hỏi của điều tra viên.
Việc luật sư cần làm gì khi tham gia hoạt động điều tra
Khi tham gia hoạt động điều tra, theo dõi việc hỏi cung bị can của điều tra viên, luật sư cần chú ý lắng nghe các câu hỏi của điều tra viên và câu trả lời của thân chủ để nắm được nội dung vụ án. Bởi thời điểm này, luật sư chưa được tiếp xúc với hồ sơ vụ án, những thông tin về sự việc phạm tội và kết quả có được đều rất khó khai thác. Luật sư cần tận dụng thời gian tham gia hỏi cung để nắm bắt các thông tin của vụ án. Đồng thời luật sư cũng có điều kiện phát hiện những tình tiết có lợi cho thân chủ thông qua ý kiến, nội dung trả lời câu hỏi của của điều tra viên…
Khi tham gia hỏi cung cùng điều tra viên, kiểm sát viên, ngoài việc bảo đảm cho người bị tạm giữ, bị can được nghe đọc và giải thích về quyền và nghĩa vụ của mình, luật sư còn phải chú ý lắng nghe, phát huy tối đa kỹ năng nghẹ để hỗ trợ tốt nhất cho thân chủ của mình.
Khoản 3 Điều 184 BLTTHS năm 2015 quy định về biên bản hỏi cung bị can như sau: “Trường hợp hỏi cung bị can có mặt người bào chữa, người đại diện của bị can thì điều tra viên, cán bộ điều tra phải giải thích cho những người này biết quyền và nghĩa vụ của họ trong khi hỏi cung bị can. Bị can, người bào chữa, người đại diện cùng ký vào biên bản hỏi cung. Trường hợp người bào chữa được hỏi bị can thì biên bản phải ghi đầy đủ câu hỏi của người bào chữa và trả lời của bị can”.
Biên bản hỏi cung bị can là văn bản pháp lý phản ánh nội dung, kết quả một hoạt động điều tra quan trọng và là một trong nhũng nguồn chứng cứ hợp pháp được pháp luật bảo hộ. Vì vây khi tham gia hỏi cung, luật sư phải chú ý tới những câu hỏi của điều tra viên và những câu trả lời của thân chủ, những câu hỏi và những câu trả lời này bước đầu chính là hồ sơ, nội dung vụ án. Từ những thông tin đó, luật sư có thể định hướng được phần nào diễn biến cũng như hành vị phạm tội hoặc không phạm tội của bị can để từ đó có định hướng hỗ trợ tốt nhất cho thân chủ của mình.
Những nội dung quan trọng của vụ án cũng như những phát hiện nêu trên cần được luật sư ghi chép để làm tài liệu bào chữa. Trước khi ký Biên bản hỏi cung, luật sự cần giúp bị can xem lại nội dung đã khai có phù hợp không, nếu phát hiện ghi không đúng thì phải để nghị chỉnh sửa ngay. Nếu bị can khai nhận liên quan đến hành vi của người khác hoặc người khác khai về hành vi của bị can, luật sư có thể ghi cuối biến bản cho bị can được tiến hành đối chất với người đó. Ngoài việc ký tên cuối biên bản, luật sư cần ký nháy trên từng trang biên bản và để nghị điều tra viên gạch chéo những phần bỏ trống.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư