Kính chào Luật sư Nguyễn Đức Hoàng, tôi có vấn đề mong được giải đáp như sau:
Tôi thường xuyên theo dõi các thông tin xét xử án hình sự. Tôi nhận thấy thông thường, sau khi cơ quan công an hay cảnh sát điều tra tập hợp đầy đủ bằng chứng sẽ yêu cầu khởi tố người vi phạm pháp luật. Tuy nhiên trong quá trình làm việc, Hội đồng xét xử đôi khi sẽ gọi “bị can”, đôi khi sẽ gọi “bị cáo”. Xin Luật sư Nguyễn Đức Hoàng có thể giải thích và hướng dẫn tôi phân biệt bị can và bị cáo trong một vụ án hình sự.
Xin chân thành cảm ơn!
Xem thêm:
>> Cẩn thận bị tù oan: Khi cho người chưa đủ tuổi mượn xe và gây tai nạn
>> Vượt biên trái phép làm lây lan dịch bệnh sẽ bị xử lý nặng đến mức nào?
>> Lễ Tết thuê người yêu đi chơi coi chừng vi phạm pháp luật!
Trả lời:
Cảm ơn bạn đã có sự quan tâm và gửi câu hỏi đến luật sư. Đối với nội dung thắc mắc của bạn, Luật sư Nguyễn Đức Hoàng tư vấn như sau:
Định nghĩa bị can và bị cáo theo quy định của pháp luật
Để có thể phân biệt chính xác nhất hai thuật ngữ pháp luật “bị can” và “bị cáo”, bạn cần biết định nghĩa của chúng theo quy định pháp luật. Theo đó:
- Bị can được định nghĩa tại khoản 1 Điều 60 Bộ Luật Tố tụng Hình sự hiện hành: “là người hoặc pháp nhân bị khởi tố về hình sự. Quyền và nghĩa vụ của bị can là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này.”
- Bị cáo cũng được Bộ Luật Tố tụng Hình sự định nghĩa chi tiết tại khoản 1 Điều 61: “là người hoặc pháp nhân đã bị Tòa án quyết định đưa ra xét xử. Quyền và nghĩa vụ của bị cáo là pháp nhân được thực hiện thông qua người đại diện theo pháp luật của pháp nhân theo quy định của Bộ luật này.”
Tùy từng giai đoạn tố tụng mà đối tượng được gọi là bị can hoặc bị cáo
Như vậy, có thể thấy tuy cùng là đối tượng bị buộc tội, nhưng bản chất bị can và bị cáo sẽ chuyển đổi tại từng giai đoạn tố tụng; cụ thể là từ giai đoạn “Điều tra” sáng giai đoạn “Truy tố”.
Bị can và Bị cáo có những quyền lợi gì trong thủ tục tố tụng Hình sự?
Vai trò và quyền lợi của bị can và bị cáo trong một vụ án hình sự cũng có rất nhiều điểm khác nhau.
Quyền lợi của bị can là gì?
Bị can trong quá trình điều tra sẽ được đảm bảo các quyền tại khoản 2 Điều 60 Bộ Luật Tố tụng Hình sự hiện hành bao gồm:
“a) Được biết lý do mình bị khởi tố;
b) Được thông báo, giải thích về quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
c) Nhận quyết định khởi tố bị can; quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định khởi tố bị can, quyết định phê chuẩn quyết định thay đổi, bổ sung quyết định khởi tố bị can; quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế; bản kết luận điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ điều tra; quyết định đình chỉ, tạm đình chỉ vụ án; bản cáo trạng, quyết định truy tố và các quyết định tố tụng khác theo quy định của Bộ luật này;
d) Trình bày lời khai, trình bày ý kiến, không buộc phải đưa ra lời khai chống lại chính mình hoặc buộc phải nhận mình có tội;
đ) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
e) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
g) Đề nghị giám định, định giá tài sản; đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
h) Tự bào chữa, nhờ người bào chữa;
i) Đọc, ghi chép bản sao tài liệu hoặc tài liệu được số hóa liên quan đến việc buộc tội, gỡ tội hoặc bản sao tài liệu khác liên quan đến việc bào chữa kể từ khi kết thúc điều tra khi có yêu cầu;
k) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng.”
Bị cáo có những quyền gì trong quá trình xét xử?
Bị cáo có các quyền nhất định theo quy định
Pháp luật liệt kê chi tiết những quyền mà bị cáo được hưởng tại khoản 2 Điều 61 Bộ Luật Tố tụng Hình sự hiện hành:
“a) Được thông báo, giải thích quyền và nghĩa vụ quy định tại Điều này;
b) Đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
c) Trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
d) Đề nghị giám định, định giá tài sản theo quy định của pháp luật;
đ) Được thông báo kết quả điều tra, giải quyết vụ án;
e) Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
g) Đề nghị hình phạt, mức bồi thường thiệt hại, biện pháp bảo đảm bồi thường;
h) Tham gia phiên tòa; trình bày ý kiến, đề nghị chủ tọa phiên tòa hỏi bị cáo và người khác tham gia phiên tòa; tranh luận tại phiên tòa để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình; xem biên bản phiên tòa;
i) Tự bảo vệ, nhờ người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho mình;
k) Tham gia các hoạt động tố tụng theo quy định của Bộ luật này;
l) Yêu cầu cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng bảo vệ tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, tài sản, quyền và lợi ích hợp pháp khác của mình, người thân thích của mình khi bị đe dọa;
m) Kháng cáo bản án, quyết định của Tòa án;
n) Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
o) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.”
Trên đây là sự khác biệt cơ bản nhất đối với Bị can và Bị cáo trong trình tự thực hiện thủ tục Tố tụng Hình sự từ Luật sư Hoàng. Tuy vậy, trên thực tế tùy vào từng trường hợp cụ thể bị can, bị cáo có thể khai thác tối đa quyền lợi của mình để bảo vệ bản thân trong các vụ án hình sự.
Chân dung Luật sư Nguyễn Đức Hoàng
Luật sư Nguyễn Đức Hoàng là một trong những luật sư bào chữa hàng đầu hiện tại, với kinh nghiệm và kiến thức của mình, ông đã, đang và luôn là người bạn đồng hành của rất nhiều cá nhân, tổ chức; bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng của họ khi không may vướng vào các vụ án hình sự. Để có thể tìm hiểu kỹ hơn về các vấn đề này, bạn có thể trực tiếp trao đổi với Luật sư Hoàng thông qua các phương thức liên hệ dưới đây.
- Phone : 0794.80.8888
- Email : hoang.nguyen@phan.vn
Ngoài ra, bạn có thể gặp trực tiếp Luật sư Nguyễn Đức Hoàng tại Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam:
- Địa chỉ: 224-226 Nguyễn Phúc Nguyên, Phường 9, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
- Giờ làm việc : Thứ 2 – thứ 6 : 8 giờ – 17 giờ 30
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư