Hành vi xâm phạm sở hữu công nghiệp có thể bị xử lý hình sự dưới tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp nếu đủ các yếu tố cấu thành tội phạm. Ngoài hình phạt chính, người có hành vi vi phạm còn bị phạt tiền, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định.
Xem thêm:
>> Đăng ký sở hữu trí tuệ nhãn hiệu chính xác
>> Quyền sở hữu trí tuệ là những quyền gì?
>> Quyền sở hữu công nghiệp là gì? Khung pháp lý về quyền sở hữu công nghiệp
Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là gì?
Xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là hành vi xâm phạm quyền và lợi ích của chủ thể sở hữu đối với các đối tượng thuộc quyền sở hữu công nghiệp (sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh) và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ.
Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trong bộ luật hình sự
Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp trong bộ luật hình sự
Tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp được quy định tại Điều 226 Bộ luật hình sự 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017):
“1. Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam mà đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;
d) Gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý 500.000.000 đồng trở lên;
đ) Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
- Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;
c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”
Cấu thành tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
Cấu thành tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp
Phân tích các yếu tố cấu thành tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp cụ thể như sau:
Khách thể
Khách thể của tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu, quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp của cá nhân, pháp nhân được pháp luật quy định và bảo vệ.
Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm này là người nào từ đủ 16 tuổi trở lên và có năng lực trách nhiệm hình sự hoặc pháp nhân thương mại đủ điều kiện chịu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 75 BLHS.
Mặt khách quan của tội phạm
Người phạm tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp khi thực hiện một trong số các hành vi sau:
- Chiếm đoạt quyển sở hữu đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp (nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý). Chiếm đoạt được hiểu là chuyển dịch một cách bất hợp pháp quyền sở hữu của người khác thành của mình, đồng thời làm cho chủ sở hữu của các đối tượng nêu trên mất đi khả năng thực tế thực hiện quyền của chủ sở hữu đối với các đốì tượng bị chiếm đoạt. Việc chiếm đoạt được thực hiện dưới nhiều hình thức khác nhau nhằm mục đích chiếm đoạt.
- Có hành vi sử dụng bất hợp pháp (trái pháp luật) đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp (nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý).
Trên đây là giới thiệu và phân tích tội xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật hình sự hiện hành. Nếu bạn đang gặp vấn đề liên quan đến sở hữu công nghiệp, hoặc đơn giản là muốn tìm hiểu thêm về chế định này, hãy liên hệ Phan Law Vietnam theo thông tin dưới đây:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư