Quyền sở hữu công nghiệp là gì? Đây là thuật ngữ pháp lý thường gặp. Quyền sở hữu công nghiệp là chế định quan trọng nhằm tạo động lực cho sự sáng tạo của con người. Từ đó bảo vệ quyền lợi của cá nhân, tổ chức cũng như sự phát triển, tiến bộ của xã hội và kinh tế.
Xem thêm:
>> Đăng ký sở hữu trí tuệ nhãn hiệu chính xác
>> Đăng ký nhãn hiệu là gì? Điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ
>> Quyền sở hữu công nghiệp là gì? Khung pháp lý về quyền sở hữu công nghiệp
Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp
Trong lịch sử phát triển thì các thành tựu khoa học, kỹ thuật, công nghệ, sáng tạo của con người ảnh hưởng rất lớn đến năng suất lao động. Tuy nhiên, đây là tài sản đặc biệt, không giống với bất kỳ tài sản nào hiện nay. Trước hết, đây là các tài sản vô hình, bản thân người tạo ra cũng không thể chiếm hữu, do đó tài sản này rất dễ bị chiếm dụng, chiếm đoạt và bị trộm cắp ý tưởng.
Khái niệm quyền sở hữu công nghiệp
Để bảo vệ các thành quả do cá nhân hay tổ chức sáng tạo ra, Luật Sở hữu trí tuệ đã ra đời. Luật Sở hữu trí tuệ bảo vệ 3 nhóm đối tượng bao gồm: Quyền tác giả và quyền liên quan; Quyền sở hữu công nghiệp; Quyền đối với giống cây trồng, vật nuôi. Trong đó, nội dung liên quan đến Quyền Sở hữu công nghiệp chiếm phần lớn nội dung.
Hiện nay, các hoạt động sở hữu công nghiệp vươn ra khỏi phạm vi lãnh thổ quốc gia. Do đó, việc quy định quyền sở hữu trí tuệ nói chung và quyền sở hữu công nghiệp nói riêng là rất cần thiết nhằm bảo vệ quyền lợi của cá nhân, tổ chức cũng như sự phát triển, tiến bộ của xã hội và kinh tế.
Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là gì?
Bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là tổng hợp tất cả các quy phạm pháp luật để điều chỉnh quan hệ xã hội phát sinh sau khi con người sáng tạo ra những sản phẩm được xác định là đối tượng sở hữu công nghiệp. Quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu đối với các tài sản vô hình. Các nội dung liên quan quyền sở hữu công nghiệp còn được thể hiện trong các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên và có phạm vi bảo vệ trên toàn cầu.
Một cách khái quát, có thể chia quyền sở hữu trí tuệ thành các nhóm sau:
Nhóm 1: Bao gồm các quy định liên quan đến việc xác định tiêu chuẩn của một kết quả sáng tạo là đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp, các loại đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ, tiêu chí để xác định nó.
Nhóm 2: Liên quan đến các quy định về thẩm quyền, trình tự, thủ tục để sao lưu kết quả sáng tạo được coi là đối tượng sở hữu công nghiệp được bảo hộ.
Nhóm 3: Bao gồm các quy định liên quan đến nội dung quyền của các chủ thể đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp.
Nhóm 4: Bao gồm các quy định liên quan đến chuyển nhượng, chuyển đổi, chuyển giao công nghệ.
Nhóm 5: Bao gồm các quy định liên quan đến việc bảo vệ quyền của các chủ thể đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp.
Như vậy, có thể thấy rằng quyền sở hữu công nghiệp không chỉ là các quy định của luật dân sự, mà còn thuộc rất nhiều các văn bản pháp luật khác, thuộc nhiều ngành luật khác nhau. Ngoài ra, quyền sở hữu công nghiệp không chỉ giới hạn ở lãnh thổ quốc gia mà nó còn được bảo hộ trên phạm vi toàn cầu thông qua các điều ước quốc tế.
Quyền sở hữu công nghiệp trong pháp luật
Quyền sở hữu công nghiệp là quyền sở hữu của cá nhân, pháp nhân đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp.
Quyền sở hữu công nghiệp trong pháp luật
Theo quy định tại khoản 4 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019) thì: “Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.”
Từ định nghĩa này có thể thấy quyền sở hữu công nghiệp là quyền, nghĩa vụ của các chủ thể liên quan đến việc sử dụng, chuyển dịch các đối tượng sở hữu công nghiệp. Các quyền này phải phù hợp pháp luật sở hữu công nghiệp nói riêng và pháp luật nói chung.
Trên đây là một số thông tin liên quan đến khái niệm sở hữu công nghiệp là gì, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp mà Phan Law Vietnam gửi đến bạn. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào, hãy liên hệ để các luật sư của chúng tôi có cơ hội giải đáp cho bạn.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư