Hiện nay, cùng với sự phát triển kinh tế và khoa học kỹ thuật thế giới, nước ta ngày càng đẩy mạnh, khuyến khích việc sáng tạo, chuyển giao khoa học kỹ thuật- công nghệ, Chuyển giao công nghệ trở thành nhu cầu cấp thiết của nền kinh tế. Hoạt động chuyển giao công nghệ trong thời gian qua có nhiều đóng góp đối với phát triển kinh tế – xã hội Việt Nam nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đối với công tác quản lý nhà nước về chuyển giao công nghệ.. Vậy chuyển giao công nghệ là gì? Mối quan hệ giữa sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ là như thế nào? Hãy tìm hiểu vấn đề này cùng Phan Law qua bài viết dưới đây nhé.
Xem thêm:
>> Quyền sở hữu trí tuệ là những quyền gì?
>> Quyền sở hữu trí tuệ bảo vệ cho đối tượng nào?
>> Quyền tác giả quyền sở hữu công nghiệp
Sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ
Chuyển giao công nghệ là gì?
Chuyển giao công nghệ là chuyển giao quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền chuyển giao công nghệ sang bên nhận công nghệ. là việc chủ sở hữu công nghệ chuyển giao toàn bộ quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt công nghệ cho tổ chức, cá nhân khác. Trường hợp công nghệ là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì việc chuyển giao quyền sở hữu công nghệ phải được thực hiện cùng với việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Chuyển giao quyền sở hữu công nghệ là việc chủ sở hữu công nghệ chuyển giao toàn bộ quyền chiếm hữu, quyền sử dụng, quyền định đoạt công nghệ cho tổ chức, cá nhân khác. Trường hợp công nghệ là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì việc chuyển giao quyền sở hữu công nghệ phải được thực hiện cùng với việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Chủ thể có quyền chuyển giao công nghệ
Chủ thể có quyền chuyển giao công nghệ bao gồm:
– Chủ sở hữu công nghệ có quyền chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng công nghệ.
– Tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu công nghệ cho phép chuyển giao quyền sử dụng công nghệ có quyền chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đó.
– Tổ chức, cá nhân có công nghệ là đối tượng sở hữu công nghiệp nhưng đã hết thời hạn bảo hộ hoặc không được bảo hộ tại Việt Nam có quyền chuyển giao quyền sử dụng công nghệ đó.
Phạm vi chuyển giao quyền sử dụng công nghệ
Phạm vi chuyển giao quyền sử dụng công nghệ do các bên thỏa thuận bao gồm:
- Quyền được cải tiến công nghệ, quyền được nhận thông tin cải tiến công nghệ;
- Độc quyền hoặc không độc quyền phân phối, bán sản phẩm do công nghệ được chuyển giao tạo ra;
- Phạm vi lãnh thổ được bán sản phẩm do công nghệ được chuyển giao tạo ra;
- Độc quyền hoặc không độc quyền sử dụng công nghệ;
- Được chuyển giao lại hoặc không được chuyển giao lại quyền sử dụng công nghệ cho bên thứ ba;
- Lĩnh vực sử dụng công nghệ;
- Các quyền khác liên quan đến công nghệ được chuyển giao.
Trường hợp công nghệ là đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp thì việc chuyển giao quyền sử dụng công nghệ phải được thực hiện cùng với việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp theo quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Việc chuyển giao công nghệ mang lại nhiều lợi ích, đóng góp to lớn đối với kinh tế. Cần phải lưu ý chuyển giao quyền sử dụng công nghệ phải được thực hiện cùng với việc chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp để đảm bảo quyền và lợi ích của Bên chuyển giao và Bên nhận chuyển giao. Quý khách hàng cần tư vấn, hỗ trợ thực hiện thủ tục pháp lý liên quan đến chuyển giao công nghệ hãy liên hệ với Phan Law theo thông tin dưới đây để được đội ngũ Luật sư của chúng tôi hỗ trợ nhanh chóng, hiệu quả.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư