Luật sở hữu trí tuệ được ban hành nhằm công nhận và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của tổ chức, cá nhân trên cơ sở bảo đảm hài hòa lợi ích của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ với lợi ích công cộng; khuyến khích, thúc đẩy hoạt động sáng tạo, khai thác tài sản trí tuệ để góp phần phát triển, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân.
Xem thêm:
>> Quyền sở hữu trí tuệ bảo vệ cho đối tượng nào?
>> Giới hạn quyền sở hữu trí tuệ là gì?
>> Thực thi quyền tác giả bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ
Luật sở hữu trí tuệ năm 2021
Tổng hợp những quy định của luật sở hữu trí tuệ năm 2021
Theo quy định tại Điều 3 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sở hữu trí tuệ 2009, thì những đối tượng điều chỉnh của luật sở hữu trí tuệ như sau:
Thứ nhất, quyền tác giả
Quyền tác giả được hiểu là quyền của tác giả, chủ sở hữu đối với tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học
Thứ hai, quyền liên quan
Quyền liên quan là quyền liên quan đến quyền tác giả. Đây là quyền của tổ chức, cá nhân đối với ghi hình, chương trình phát sóng, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa
Thứ ba, quyền sở hữu công nghiệp
Quyền sở hữu công nghiệp được biết tới là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. Trong đó:
- Sáng chế: Được biết tới là giải pháp kỹ thuật được thể hiện dưới dạng sản phẩm hoặc được thể hiện dưới dạng quy trình nhằm mục đích giải quyết một vấn đề
- Kiểu dáng công nghiệp: Được biết tới là hình dáng bên ngoài được thể hiện bằng các đường nét, màu sắc, hình khối hoặc sự kết hợp những yếu tố này.
- Thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn: Được biết tới gồm cấu trúc của các phần tử mạch tích hợp bán dẫn và mối liên kết giữa các phần tử đó
- Nhãn hiệu: Được biết tới là dấu hiệu nhằm mục đích dùng để phân biệt hàng hóa/dịch vụ của các tổ chức/cá nhân khác nhau.
- Tên thương mại: Được biết tới là tên gọi của chủ thể kinh doanh nhằm mục đích để phân biệt tổ chức/cá nhân mang tên gọi đó với tổ chức/cá nhân khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh.
- Chỉ dẫn địa lý: Được biết tới là dùng để chỉ sản phẩm có nguồn gốc từ một khu vực, một địa phương, một vùng lãnh thổ hay một quốc gia cụ thể.
- Bí mật kinh doanh: Được biết tới là thông tin có được từ các hoạt động đầu tư về tài chính, về trí tuệ mà chưa được bộc lộ ra bên ngoài và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.
Thứ tư, quyền đối với giống cây trồng
Quyền đối với giống cây trồng gồm là vật liệu nhân và vật liệu thu hoạch.
Đối tượng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Phạm vi điều chỉnh của luật sở hữu trí tuệ như thế nào?
Theo quy định tại Điều 1 Luật sở hữu trí tuệ 2005 thì phạm vi điều chỉnh của luật sở hữu trí tuệ gồm các quy định về quyền tác giả các tác phẩm, quyền liên quan đến quyền tác giả đối với ghi hình, chương trình phát sóng, cuộc biểu diễn, bản ghi âm, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa; quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng và việc bảo hộ các quyền đó.
Ví dụ như căn cứ phát sinh, xác lập quyền sở hữu trí tuệ đối với từng đối tượng (tham khảo Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sở hữu trí tuệ 2009); điều kiện bảo hộ, quy trình các bước đăng ký bảo hộ; thời hạn bảo hộ;….
Thời hạn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là bao lâu?
Theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành thì thời hạn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với từng đối tượng như sau:
Thứ nhất, quyền tác giả
Theo quy định tại Điều 27 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sở hữu trí tuệ 2009 thì thời hạn bảo hộ quyền tác giả chia ra hai trường như sau:
Trường hợp 1: Được bảo hộ vô thời hạn.
Những quyền nhân thân thuần túy sẽ được bảo hộ vô thời hạn, cho dù tác giả chết thì những quyền nhân thân này vẫn được bảo hộ và những chủ thể khác không được xâm phạm. Cụ thể đó là quyền:
- Đặt tên cho tác phẩm.
- Đứng tên trên các tác phẩm; được nêu tên khi công bố, sử dụng tác phẩm.
- Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm
Trường hợp 2: Được bảo hộ có thời hạn.
Đó là quyền công bố tác phẩm và quyền tài sản. Hết thời hạn bảo hộ thì những quyền này sẽ thuộc về công chúng, tức là bất kỳ chủ thể nào cũng có thể sử dụng.
Thứ hai, quyền liên quan
Theo quy định tại Điều 34 Luật sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung bởi Luật sở hữu trí tuệ 2009 thì thời hạn bảo hộ quyền liên quan là 50 năm
Thứ ba, quyền sở hữu công nghiệp
Căn cứ Điều 93 Luật sở hữu trí tuệ thì thời hạn bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp như sau:
- Đối với đối tượng sáng chế là 20 năm.
- Đối với đối tượng giải pháp hữu ích là 10 năm.
- Đối với đối tượng kiểu dáng công nghiệp tối đa là 15 năm
- Đối với đối tượng nhãn hiệu là 10 năm, nhưng được gia hạn liên tiếp 10 năm 1 lần và không giới hạn số lần được gia hạn.
- Đối với đối tượng thiết kế bố trí mạch tích hợp có giá trị từ ngày cấp đến ngày sớm nhất trong những này sau: Kết thúc 10 năm kể từ ngày nộp đơn hoặc kể từ ngày được người có quyền thực hiện đăng ký hoặc người được người đó cho phép khai thác thương mại lần đầu tiên; kết thúc 15 năm kể từ ngày tạo ra thiết kế bố trí.
- Đối với đối tượng chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn kể từ ngày cấp.
Thứ tư, quyền đối với giống cây trồng
Theo khoản 2 Điều 169 Luật sở hữu trí tuệ thì thời hạn bảo hộ giống cây trồng như sau:
- Đối với giống cây thân gỗ và cây nho: 25 năm kể từ ngày cấp
- Đối với giống cây trồng khác: 20 năm kể từ ngày cấp
Trên đây là những tư vấn về luật sở hữu trí tuệ. Nếu quý khách muốn được giải đáp thắc mắc hay tư vấn về thì có thể liên hệ với chúng tôi. Vui lòng liên hệ qua website https://phan.vn hoặc theo địa chỉ dưới đây để được giải đáp.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư