Tên thương mại không còn là khái niệm xa lạ với các chủ doanh nghiệp. Tuy nhiên, đối với không ít doanh nghiệp, những kiến thức về Sở hữu trí tuệ xoay quanh tên thương mại vẫn còn là điều mới mẻ. Tên thương maị có phải đăng ký bảo hộ không? Việc bảo hộ tên thương mại diễn ra như thế nào có lẽ là vấn đề bạn đang vướng mắc. Phan Law sẽ cung cấp cho các bạn những thông tin cần thiết để giải đáp những thắc mắc trên nhé!
Tên thương mại có phải đăng ký bảo hộ không?
Thực trạng trong vấn đề tên thương mại có phải đăng ký bảo hộ không cần phải được xem xét và nhìn nhận từ góc độ của cơ quan đăng ký kinh doanh theo quy định của Luật doanh nghiệp hiện nay. Để ngăn chặn tình trạng sử dụng nhãn hiệu đã được bảo hộ làm tên doanh nghiệp pháp luật chỉ đơn giản là khuyến khích người đi đăng ký kinh doanh tham khảo cơ sở dữ liệu về nhãn hiệu của Cục sở hữu trí tuệ mà không có bất cứ quy định ràng buộc trách nhiệm cụ thể nào đối với người đăng ký kinh doanh ngay từ lúc bắt đầu chuẩn bị hồ sơ đăng ký kinh doanh. Thực chất Quyền đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng mà không phụ thuộc vào bất kì thủ tục đăng kí nào. Việc đăng kí tên chủ thể kinh doanh theo quy định của pháp luật về thủ tục đăng kí kinh doanh, thủ tục đăng kí hoạt động của doanh nghiệp và của các chủ thể kinh doanh khác chỉ có ý nghĩa ghi nhận ý định sử dụng tên gọi của chủ thể đó.
Theo pháp luật về sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại sẽ được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó mà không cần phải đăng ký với cơ quan sở hữu trí tuệ như đối với nhãn hiệu và chỉ dẫn địa lý. Và cũng theo đó, tên thương mại sẽ được bảo hộ nếu có khả năng phân biệt chủ thể kinh doanh mang tên thương mại đó với chủ thể kinh doanh khác trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh. Khả năng phân biệt sẽ được đáp ứng nếu tên thương mại đó: chứa thành phần tên riêng (trừ trường hợp đã được biết đến rộng rãi do sử dụng); không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thương mại mà người khác sử dụng trước trong cùng lĩnh vực và khu vực kinh doanh; không trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác hoặc với chỉ dẫn địa lý đã được bảo hộ trước ngày tên thương mại đó được sử dụng. Với những đặc điểm như, tên thương mại mà một doanh nghiệp sử dụng thông thường cũng là tên doanh nghiệp đó đăng ký theo thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Sở kế hoạch đầu tư địa phương. Nhưng cũng chính từ đây mà vấn đề bảo hộ tên thương mại trở nên khó khăn do có sự điều chỉnh của hai luật chuyên ngành: đó là Luật sở hữu trí tuệ và Luật doanh nghiệp.
Để đảm bảo Tên thương mại của mình được bảo hộ chắc chắn, chúng tôi khuyên bạn vẫn nên tiến hành bảo hộ tên thương mại theo luật Sở hữu trí tuệ để tránh các rủi ro có thể xảy ra trong tương lai.
Đăng ký bảo hộ tên thương mại có ý nghĩa gì?
Chủ sở hữu quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại là tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó và có quyền:
- Sử dụng tên thương mại vào mục đích kinh doanh bằng cách dùng tên thương mại để xưng danh trong các hoạt động kinh doanh, thể hiện tên thương mại đó trong các giấy tờ giao dịch, biển hiệu, sản phẩm, hàng hoá, bao bì hàng hoá và quảng cáo.
- chuyển giao tên thương mại theo hợp đồng hoặc thừa kế cho người khác với điều kiện việc chuyển giao phải được tiến hành cùng với toàn bộ cơ sở kinh doanh và hoạt động kinh doanh dưới tên thương mại đó.
Trong thời điểm những quy định về tên thương mại chưa được thống nhất trong hệ thống pháp luât, bạn có thể tìm đến những chuyên gia về các vấn đề này để được giúp đỡ. Phan Law cũng cấp hỗ trợ tư vấn miễn phí, giải quyết tất cả các thắc mắc về pháp lý của bạn. Nếu bạn vẫn phân vân Tên thương mại có phải đăng ký bảo hộ không thì hãy để đội ngũ Luật sư với kinh nghiệm dày dặn của Phan Law hỗ trợ bạn nhé!
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn