Đăng ký nhãn hiệu được biết tới là quá trình xác lập quyền sở hữu của chủ sở hữu đối với nhãn hiệu của họ, được dùng cho một hoặc nhiều sản phẩm, dịch vụ. Hiện nay, các chủ thể ngày càng quan tâm tới việc thực hiện đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu để bảo vệ tối ưu quyền lợi của họ và tránh những tranh chấp không đáng có trong tương lai. Vậy, đăng ký nhãn hiệu là gì? Để hiểu rõ hơn vấn đề này, mời Quý vị theo dõi bài tư vấn dưới đây của chúng tôi.
>> Tham khảo bài viết: Đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Madrid
Xem thêm:
>> Đăng ký nhãn hiệu độc quyền
>> Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm như thế nào
>> Quyền sở hữu trí tuệ là những quyền gì?
Đăng ký nhãn hiệu là gì?
Đăng ký nhãn hiệu được biết tới là chủ sở hữu nhãn hiệu tự thực hiện hoặc ủy quyền cho chủ thể khác thay họ thực hiện thủ tục hành chính với cơ quan nhà nước có thẩm quyền để ghi nhận nhãn hiệu, chủ sở hữu vào sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và cấp giấy chứng nhận đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu cho chủ sở hữu. Nhãn hiệu đăng ký bảo hộ được cấp văn bằng bảo hộ trên cơ sở kết quả xem xét đơn của người nộp đơn, căn cứ vào các quy định của pháp luật về hình thức và nội dung đơn.
Khi Quý vị thực hiện quy trình các bước đăng ký bảo hộ độc quyền nhãn hiệu với cơ quan nhà nước sẽ có những thuận lợi sau:
- Dùng để phân biệt hàng hóa/dịch vụ với các bên khác nhau.
- Được nhà nước Việt Nam thừa nhận và bảo hộ mọi quyền lợi đối với nhãn hiệu.
- Ngăn chặn các hành vi xâm phạm đến nhãn hiệu
- Được độc quyền sử dụng, chuyển nhượng hay nhượng quyền sở hữu.
- Có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xử lý các đối tượng xâm phạm.
- Là 1 công cụ truyền thông hiệu quả, tạo dựng uy tín thương hiệu
Điều kiện để bảo hộ nhãn hiệu như thế nào?
Điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ
Theo quy định của pháp luật sở hữu hiện hành thì một nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
Thứ nhất, phải là dấu hiệu nhìn thấy được
Được xem là dấu hiệu nhìn thấy được khi nhãn hiệu được thể hiện dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, từ ngữ, hình vẽ, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều màu sắc (tham khảo quy định tại khoản 1 Điều 72 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH)
Được hiểu là nhãn hiệu đó phải được nhận thức, cảm nhận bằng thị giác của con người thông qua việc nhìn ngắm, quan sát, chứ không phải là vô hình. Hay nói cách khác nhãn hiệu phải được tồn tại dưới dạng 01 vật chất nhất định
Thứ hai, phải có khả năng phân biệt
Phải có khả năng phân biệt hàng hóa, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hóa, dịch vụ của chủ thể khác. Nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dế ghi nhớ, dễ nhận biết hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dế ghi nhớ, dễ nhận biết. Và không thuộc các trường hợp loại trừ (tham khảo quy định tại khoản 2 Điều 72 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH)
Dễ nhận biết, dễ ghi nhớ được hiểu là khi quan sát thì người tiêu dùng có thể ấn tượng và lưu lại trong trí nhớ của mình. Bất kỳ chủ thể nào khi nhìn thấy nhãn hiệu cũng đều có thể dễ dàng nhận biết và phân biệt nhãn hiệu đó với các loại nhãn hiệu khác
Quy trình đăng ký nhãn hiệu năm 2021 diễn ra như thế nào?
Theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ hiện hành, quy trình các bước đăng ký bảo hộ nhãn hiệu diễn ra như sau:
Bước 1: Tra cứu nhãn hiệu dự định đăng ký bảo hộ
Để tránh việc mất thời gian lẫn chi phí, trước khi làm thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì cần tiến hành tra cứu trên trang web của Cục sở hữu trí tuệ. Việc tra cứu nhằm kiểm tra nhãn hiệu dự định đăng ký có bị trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn để từ đó đánh giá khả năng đăng ký thành công của nhãn hiệu.
Link tra cứu: http://iplib.noip.gov.vn/WebUI/WSearch.php
Bước 2: Chuẩn bị giấy tờ hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Quý vị cần chuẩn bị đầy đủ và kỹ lưỡng những giấy tờ dưới đây:
- Tờ khai đăng ký (02 bản).
- Mẫu nhãn hiệu (05 mẫu kích thước 80 x 80 mm) và danh mục các hàng hóa/dịch vụ mang nhãn hiệu.
- Giấy ủy quyền (nếu nộp đơn thông qua đại diện)
- Văn bản chứng minh quyền đăng ký nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đăng ký từ người khác.
- Văn bản chứng minh quyền ưu tiên, nếu yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.
- Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí.
Bước 3: Nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Quý vị có thể nộp giấy tờ hồ sơ đăng ký trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Bước 4: Theo dõi tiến trình đăng ký
Khi tiếp nhận đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, Cục sở hữu trí tuệ sẽ xem xét đơn đăng ký của Quý vị và ra quyết định. Cụ thể đó là:
- Thẩm định về mặt hình thức đơn: Diễn ra trong thời hạn một tháng, kể từ ngày nộp đơn. Kiểm tra hình thức đơn đã tuân thủ các quy định chưa? Từ đó đưa ra kết luận đơn có được coi là hợp lệ hay không (Ra quyết định chấp nhận đơn hợp lệ/từ chối chấp nhận đơn) (tham khảo Điều 109, 119 Luật sở hữu trí tuệ)
- Công bố đơn: Sau khi đã có quyết định chấp nhận đơn đăng ký hợp lệ thì đơn sẽ được công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp (tham khảo Điều 110 Luật sở hữu trí tuệ)
- Thẩm định nội dung đơn: Thẩm định không quá chín tháng, kể từ ngày công bố đơn.Đánh giá khả năng được bảo hộ của đối tượng nêu trong đơn theo các điều kiện bảo hộ, qua đó xác định phạm vi bảo hộ tương ứng (tham khảo Điều 113, 114 Luật sở hữu trí tuệ)
- Ra quyết định cấp hoặc từ chối cấp: Nếu nhãn hiệu trong đơn không đáp ứng được các yêu cầu về bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ ra quyết định từ chối cấp văn bằng bảo hộ. Nếu đáp ứng yêu cầu bảo hộ và đã nộp phí, lệ phí đầy đủ, đúng hạn thì Cục sẽ ra quyết định cấp văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Sổ đăng ký quốc gia về nhãn hiệu và công bố trên Công báo Sở hữu công nghiệp (tham khảo Điều 117, 118 Luật sở hữu trí tuệ)
Trên đây là những tư vấn về đăng ký nhãn hiệu là gì. Nếu quý khách có câu hỏi cần giải đáp, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website https://phan.vn hoặc theo địa chỉ dưới đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Tổng Đài Tư Vấn Hôn Nhân Gia Đình: 1900.599.995