Đăng ký nhãn hiệu giúp doanh nghiệp ngăn chặn việc doanh nghiệp đối thủ sử dụng nhãn hiệu đó để gây nhầm lẫn hoặc thu lợi từ nhãn hiệu đã đăng ký. Trường hợp doanh nghiệp nào đó vẫn cố tình kinh doanh sản phẩm có khả năng gây nhầm lẫn thì có thể khởi kiện yêu cầu bồi thường. Quy định về việc đăng ký nhãn hiệu sản phẩm như thế nào ? Hãy tìm hiểu cùng Phan Law nhé.
>> Tham khảo bài viết về đăng ký nhãn hiệu quốc tế:Đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo hệ thống Madrid
Xem thêm:
Quyền sở hữu trí tuệ là những quyền gì?
Quyền sở hữu trí tuệ bảo vệ cho đối tượng nào?
Quyền tác giả quyền sở hữu công nghiệp
Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm như thế nào?
Tại sao phải đăng ký nhãn hiệu?
Khi sản phẩm trở thành phổ biến với người tiêu dùng, đó cũng là lúc sẽ có thể xuất hiện sản phẩm tương tự với nhãn hiệu, dẫn đến việc khách hàng dễ nhầm lẫn hoặc không thể phân biệt được đâu là sản phẩm “chính hãng”. Do đó, để bảo vệ được nhãn hiệu sản phẩm của mình, tránh việc bị bên khác làm giả, chủ sở hữu cần tiến hành thủ tục đăng ký thương hiệu sản phẩm do mình sản xuất ra. Việc đăng ký nhãn hiệu mang lại những lợi ích sau:
– Là cơ sở pháp lý cho việc xác định chủ sở hữu đối với nhãn hiệu,logo, thương hiệu mà Doanh nghiệp đang kinh doanh khi có bất kỳ một sự cạnh tranh nào với các đối thủ khác.
– Ngăn chặn việc một đơn vị khác sử dụng nhãn hiệu của bạn đang sử dụng đi đăng ký độc quyền, khi đó bạn không được phép sử dụng rộng rãi nhãn hiệu đó trong lĩnh vực kinh doanh của mình.
– Một nhãn hiệu hàng hóa có tiếng nếu được bảo hộ độc quyền sẽ đem lại lợi nhuận cho Doanh nghiệp từ việc li xăng hoặc bán nhãn hiệu đó.
– Ngăn chặn đối thủ cạnh tranh sao chép hoặc nhái lại, và do đó tăng cường vị thế cạnh tranh trên thị trường .
– Khả năng phân biệt của người tiêu dùng về chất lượng mặt hàng của Doanh nghiệp bạn với các đơn vị kinh doanh cùng mặt hàng khác.
– Tạo cho Doanh nghiệp bạn một thương hiệu riêng trên thị trường và nhiều lợi ích khác.
Với mỗi thương hiệu đã được đăng ký sẽ được pháp luật bảo hộ độc quyền trong thời gian 10 năm và có thể gia hạn dễ dàng. Do đó, tạo điều kiện tốt nhất về thời gian cho chủ sở hữu có đủ thời gian để phát triển sản phẩm và xây dựng chiến lược lâu dài cho sản phẩm khi đưa ra thị trường tiêu thụ.
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu
Hồ sơ đăng ký nhãn hiệu phải có những tài liệu sau:
- Mẫu nhãn hiệu (09 mẫu kèm theo, ngoài một mẫu được gắn trên tờ khai)
- Tài liệu chứng minh quyền đăng ký (giấy đăng ký kinh doanh, hợp đồng thỏa thuận, thư xác nhận, thư đồng ý, quyết định hoặc giấy phép thành lập, điều lệ tổ chức)
- Giấy ủy quyền nộp đơn
- Đơn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận còn phải có Quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể/Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận
- Tài liệu chứng minh quyền sử dụng/đăng ký nhãn hiệu chứa các dấu hiệu đặc biệt( tên biểu tượng, cờ, huy hiệu, của cơ quan, tổ chức, dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành, tên nhân vật, hình tượng, tên thương mại, chỉ dẫn xuất xứ, giải thưởng, huy chương, hoặc ký hiệu đặc trưng của sản phẩm, dấu hiệu thuộc phạm vi bảo hộ của kiểu dáng công nghiệp của người khác) (01 bản).
Các bước đăng ký nhãn hiệu
Đăng ký nhãn hiệu sản phẩm sẽ được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Thiết kế và lựa chọn nhãn hiệu cần đăng ký thương hiệu
Để đăng ký nhãn hiệu, khách hàng cần thiết kế theo ý tưởng cho sản phẩm mà nhãn hiệu sẽ gắn lên.
Bước 2: Tra cứu nhãn hiệu sau khi thiết kế xong để đánh giá khả năng đăng ký
Sau khi đã tiến hành thiết kế nhãn hiệu, khách hàng sẽ tra cứu xem nhãn hiệu có khả năng đăng ký hay không. Trong trường hợp kết quả cho thấy rằng nhãn hiệu có khả năng đăng ký, khách hàng nên tiến hành nộp đơn đăng ký sớm nhất có thể để nhận được ngày ưu tiên.
Bước 3: Nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại Cục sở hữu trí tuệ
Sau khi tra cứu và xác nhận thương hiệu có khả năng đăng ký, đăng ký nhãn hiệu sản phẩm cần sớm nhất tiến hành thủ tục nộp đơn đăng ký tại Cục sở hữu trí tuệ
Bước 4: Theo dõi các giai đoạn thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu sau khi nộp
Đơn đăng ký nhãn hiệu sản phẩm sẽ trải qua nhiều giai đoạn thẩm định và thường kéo dài từ 16 – 20 tháng.
Bước 5: Nhận giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu từ Cục Sở hữu trí tuệ
Sau khi việc thẩm định đơn đăng ký hoàn thành, Cục SHTT sẽ ra thông báo về việc đơn đăng ký nhãn hiệu sản phẩm có đáp ứng được yêu cầu bảo hộ hay không?
Trong trường hợp đáp ứng, khách hàng sẽ nộp 1 khoản chi phí để có thể nhận được giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu sản phẩm hoặc có thể khiếu nại quyết định từ chối cấp giấy chứng nhận đăng ký (trong trường hợp đơn không đáp ứng yêu cầu bảo hộ)
Giấy chứng nhận đăng ký thương hiệu sẽ có hiệu lực 10 năm tính từ ngày nộp đơn và có thể gia hạn nhiều lần.
Trên đây là những thông tin về đăng ký nhãn hiệu sản phẩm như thế nào mà chúng tôi muốn cung cấp đến quý khách hàng. Để được tư vấn/ thực hiện bảo vệ sản phẩm trí tuệ của mình một cách nhanh chóng và hiệu quả, quý khách hàng hãy liên hệ với chúng tôi. Với kinh nghiệm hơn 10 năm trong lĩnh vực, chúng tôi cam kết sẽ mang tới cho quý khách hàng dịch vụ tiện ích, tối ưu nhất. Thông tin liên hệ của chúng tôi như sau:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Tổng Đài Tư Vấn Hôn Nhân Gia Đình: 1900.599.995