Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ. Bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Phạm vi và thời hạn bảo hộ được quy định rõ trong Luật Sở hữu trí tuệ và các văn bản pháp luật khác.
Xem thêm:
>> Thủ tục đăng ký bảo hộ quyền tác giả
>> Phạt hành chính khi phát tán phim ảnh xâm phạm quyền tác giả
>> Hành vi xâm phạm quyền tác giả phim ảnh
Quyền sở hữu trí tuệ là gì?
Theo khoản 1 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019) thì quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
Quyền sở hữu trí tuệ là gì?
Khi một cá nhân, tổ chức nghiên cứu và sáng tạo để hoàn thành một tác phẩm thì tác phẩm đó sẽ được công nhận quyền sở hữu trí tuệ. Các đối tượng sẽ được pháp luật bảo hộ trên các phương diện như quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng.
Các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ
Theo Điều 3 Luật sở hữu trí tuệ hiện hành, đối tượng quyền sở hữu trí tuệ bao gồm các đối tượng sau:
Đối tượng quyền tác giả
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp
Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
Đối tượng quyền đối với giống cây trồng
Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.
Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.
Thời hạn bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ với các đối tượng cụ thể
Căn cứ quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, thời hạn bảo hộ các quyền sở hữu trí tuệ như sau:
Quyền tác giả
Tác phẩm điện ảnh, nhiếp ảnh, sân khấu, mỹ thuật ứng dụng, tác phẩm khuyết danh có thời hạn bảo hộ là 50 năm, kể từ khi tác phẩm được công bố lần đầu tiên. Những tác phẩm còn lại có thời hạn bảo hộ là suốt cuộc đời tác giả và 50 năm tiếp theo năm tác giả chết. Nếu tác phẩm có đồng tác giả thì thời hạn bảo hộ chấm dứt vào năm thứ 50 sau năm đồng tác giả cuối cùng chết;
Thời hạn bảo hộ các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ
Quyền sở hữu công nghiệp
Thời hạn bảo hộ các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp như sau:
- Sáng chế: Đối với sáng chế được cấp bằng độc quyền sáng chế được bảo hộ từ ngày cấp bằng đến hết 20 năm tính từ ngày nộp đơn. Còn, đối với sáng chế được cấp bằng độc quyền giải pháp hữu ích được bảo hộ từ ngày cấp bằng sáng chế đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn;
- Kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ từ ngày cấp bằng độc quyền đến hết 05 năm tính từ ngày nộp đơn và bằng độc quyền này có thể được gia hạn hiệu lực liên tiếp 2 lần, mỗi lần 05 năm;
- Nhãn hiệu được bảo hộ từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu đến hết 10 năm tính từ ngày nộp đơn và Giấy chứng nhận có thể được gia hạn nhiều lần liên tiếp, mỗi lần 10 năm. Nhãn hiệu có thể được bảo hộ vô thời hạn nếu sau mỗi 05 năm chủ sở hữu tiến hành đăng ký gia hạn;
- Chỉ dẫn địa lý có hiệu lực vô thời hạn – kể từ ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký chỉ dẫn địa lý. Nhưng nếu hàng hóa sản phẩm không còn đáp ứng những điều kiện của chỉ dẫn địa lý thì sẽ mất quyền bảo hộ đối với chỉ dẫn địa lý đó;
- Bí mật kinh doanh được bảo hộ tự động cho đến khi bí mật bị công khai.
Trên đây là bài viết về Quyền sở hữu trí tuệ là gì? Các đối tượng của quyền sở hữu trí tuệ mà chúng tôi gửi đến bạn. Để được tư vấn rõ hơn trong từng trường hợp cụ thể, vui lòng liên hệ Phan Law Vietnam theo thông tin dưới đây:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư