Các hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ đang là nỗi nhức nhối chung của các chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ. Có thể thấy, tài sản sở hữu trí tuệ là loại tài sản hết sức đặc biệt cả về giá trị tinh thần và giá trị kinh tế cho chủ sở hữu. Để có thể quản lý tốt nhất về quyền sở hữu trí tuệ, pháp luật cũng quy định về cách thức xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phù hợp.
Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xem thêm
Cơ quan xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Các vụ án xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nổi bật nhất tại Việt Nam
Nên làm gì khi nhãn hiệu của công ty bị xâm phạm?
Các hành vi phải xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Quyền sở hữu trí tuệ được chia thành hai nhánh chính đó là quyền sở hữu công nghiệp và quyền tác giả. Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có thể hiểu đơn giản là việc xâm phạm vào đối tượng quyền tác giả hay đối tượng quyền quyền sở hữu công nghiệp.
Đối tượng bảo hộ của quyền tác giả
Quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Theo hướng dẫn tại Điều 19 và Điều 20 Luật Sở hữu trí tuệ các quyền này bao gồm:
- Quyền nhân thân: Đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm.
- Quyền tác sản: Làm tác phẩm phái sinh; biểu diễn tác phẩm trước công chúng; sao chép tác phẩm; phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
Đối tượng bảo hộ của quyền sở hữu công nghiệp
Các đối tượng được pháp luật công nhận và bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp bao gồm: Sáng chế, giải pháp hữu ích; kiểu dáng công nghiệp; nhãn hiệu; tên thương mại; chỉ dẫn địa lý; bí mật kinh doanh. Tuy nhiên, khác với chế độ tự bảo hộ của quyền tác giả, các đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp cần thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền kiểm tra, xem xét, cấp phép bảo hộ.
Các biện pháp xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Hiện tại, pháp luật quy định về việc xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thành ba biện pháp chính: Biện pháp dân sự, biện pháp hành chính, biện pháp hình sự. Tùy thuộc vào mức độ xâm phạm, hậu quả xâm phạm mà chúng ta sẽ xác định được chính xác cần áp dụng biện pháp nào để phù hợp.
Các biện pháp bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Biện pháp dân sự
Khi pháp hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, Tòa án áp dụng các biện pháp dân sự theo hướng dẫn tại Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:
- “Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm.
- Buộc xin lỗi, cải chính công khai.
- Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự.
- Buộc bồi thường thiệt hại.
- Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.”
Biện pháp hành chính
Biện pháp hành chính được áp dụng xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bao gồm: cảnh cáo và phạt tiền. Các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sau đây bị xử phạt vi phạm hành chính:
- Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu, người tiêu dùng hoặc cho xã hội;
- Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này;
- Sản xuất, nhập khẩu, vận chuyển, buôn bán, tàng trữ tem, nhãn hoặc vật phẩm khác mang nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý giả mạo hoặc giao cho người khác thực hiện hành vi này
Biện pháp hình sự
Nếu hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có đầy đủ các yếu tố cấu thành tội phạm hình sự. Theo định hướng đó, Điều 212 Luật Sở hữu trí tuệ khẳng định: “Cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có yếu tố cấu thành tội phạm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hình sự.”
Để đội ngũ luật sư của Phan Law Vietnam có thể hỗ trợ bạn tốt hơn trong việc xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hãy trao đổi trực tiếp với chúng tôi thông qua các phương thức liên hệ dưới đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Tổng đài tư vấn hôn nhân gia đình: 1900.599.995