Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ là một trong các tranh chấp phổ biến, nhất là trong hoạt động kinh doanh. Khi phát hiện có hành vi vi phạm, chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ có thể áp dụng các cách thức giải quyết như khởi kiện, yêu cầu bên vi phạm cải chính, bồi thường thiệt hại,…
Xem thêm:
>> Thực thi quyền tác giả bảo vệ tài sản sở hữu trí tuệ
>> Đăng ký nhãn hiệu là gì? Điều kiện để nhãn hiệu được bảo hộ
>> Tìm hiểu về bồi thường thiệt hại do xâm phạm nhãn hiệu
Quyền sở hữu trí tuệ là gì?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ hiện hành thì quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
Về bản chất tranh chấp là sự mâu thuẫn, trái ngược về quyền và lợi ích của các chủ thể liên quan. Vậy tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ là sự mâu thuẫn trong quyền, lợi ích của các chủ thể liên quan đến quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng.
Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ là khá phổ biến
Từ định nghĩa trên có thể phân tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ thành bốn loại, cụ thể:
- Tranh chấp quyền tác giả có thể có tính chất thuần túy liên quan quyền nhân thân và/hoặc thuần túy liên quan đến quyền tài sản.
- Tranh chấp quyền liên quan.
- Tranh chấp quyền sở hữu công nghiệp.
- Tranh chấp quyền đối với giống cây trồng.
Cách thức giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ
Để giải quyết tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ, có thể áp dụng 1 hoặc kết hợp nhiều cách thức sau:
Biện pháp tự bảo vệ
Biện pháp bảo vệ do chủ thể tự bảo vệ (Theo quy định Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ), áp dụng các biện pháp sau:
– Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
– Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
– Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Biện pháp hành chính
Là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Các hành vi vi phạm hành chính này được quy định tại Điều 211 của Luật Sở hữu trí tuệ, Nghị định 99/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp, Nghị định 131/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về quyền tác giả, quyền liên quan
Biện pháp dân sự
Biện pháp dân sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đã hoặc đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự. Nó được thực hiện theo thủ tục tố tụng dân sự.
Ngoài ra, có thể áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
Biện pháp hình sự
Biện pháp hình sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm trong trường hợp hành vi đó có đủ yếu tố cấu thành tội phạm theo quy định của Bộ luật Hình sự. Ví dụ một số tội sau: Tội sản xuất, buôn bán hàng giả; Tội lừa dối khách hàng; Tội vi phạm quy định về cấp văn bằng bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp…
Luật sư đồng hành trong các tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ
Với kinh nghiệm của mình, Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam sẽ hỗ trợ khách hàng trong việc xác định hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ và đưa ra cách thức, kế hoạch và lộ trình xử lý một cách có hiệu quả nhất, bao gồm các công việc sau:
- Hỗ trợ làm việc với các cơ quan Nhà nước có thẩm quyền (Thanh tra Bộ Khoa học công nghệ, Quản Lý thị trường, Công An kinh tế hoặc Cục Sở hữu trí tuệ) để thực hiện các biện pháp nghiệp vụ xử lý vi phạm.
- Tiến hành điều tra thị trường liên quan đến đối tượng vi phạm.
- Yêu cầu cơ quan Nhà nước có thẩm quyền thẩm định và kết luận về các hành vi vi phạm quyền của các đối tượng sở hữu trí tuệ.
- Yêu cầu chủ thể vi phạm chấm dứt hành vi vi phạm.
- Yêu cầu các cơ quan chức năng có thẩm quyền xử lý vi phạm.
- Tham gia tố tụng với tư cách luật sư bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của khách hàng.
Trên thực tế, việc xử lý trong các tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ là rất phức tạp. Nhiều vụ tranh chấp kéo dài đến hàng chục năm, khiến “khổ chủ” mất nhiều thời gian, công sức. Do đó việc đồng hành cùng đơn vị pháp lý ngay từ đầu là rất cần thiết. Tại Phan Law Vietnam, chúng tôi luôn sẵn sàng để hỗ trợ bạn, hãy liên hệ chúng tôi theo thông tin sau:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư