Sáng ngày 10/6, Nathan Lee bất ngờ viết trên Fanpage chính thức của mình rằng: “Tất cả các ca sĩ từng hát những nhạc phẩm quốc tế lời Việt hãy chuẩn bị tinh thần gỡ bài nếu không muốn bị ăn kiện bởi chính tác giả, record labels cùng legal teams của họ”.
Xem thêm:
>> Bản ghi chép tay có được bảo hộ hay không?
>> Tác phẩm nhiếp ảnh theo quy định pháp luật sở hữu trí tuệ
>> Tuyên bố quyền sở hữu và quyền tác giả như thế nào?
Nathan Lee cảnh báo ca sĩ gỡ các bản cover nhạc quốc tế
Trong thời gian qua, Nathan Lee là cái tên có độ phủ sóng lớn trên internet với nhiều drama khác nhau. Hiện vẫn chưa rõ lý do vì sao anh lại cảnh báo các ca sĩ Việt Nam như vậy. Đặc biệt trong bối cảnh vụ lùm xùm của Văn Mai Hương về bài hát Always Remember Us This Way chưa giải quyết xong. Cụ thể, cựu Á quân Vietnam Idol 2010 đã mang ca khúc của Lady Gaga đi diễn để kiếm tiền mà không xin phép có thêm diễn biến mới. Do đó, Văn Mai Hương bị cộng đồng fan của Lady Gaga lên án mạnh mẽ dù cô đã lên tiếng giải thích.
Nathan Lee cảnh báo ca sĩ gỡ các bản cover nhạc quốc tế
Việc ca sĩ Việt hát các ca khúc nhạc quốc tế bằng lời gốc hoặc lời Việt rồi quay video đăng tải trên YouTube hay biểu diễn khắp nơi là không hiếm. Năm 2019 khi ca khúc Độ ta không độ nàng gây sốt, trên Youtube có đến hàng chục video cover khác nhau.
Cover nhạc – Coi chừng vi phạm pháp luật về bản quyền
Có thể thấy vấn đề cover các ca khúc nhạc ngoại lời Việt (nhạc Hoa, nhạc Âu – Mỹ…) là rất phổ biến tại Việt Nam. Thời gian qua, các ca sĩ, nhạc sĩ, các trung tâm âm nhạc đã có động thái mạnh mẽ nhằm bảo vệ “đứa con tinh thần” của mình. Tuy nhiên đối với ca khúc quốc tế, vấn đề bản quyền vẫn còn bỏ ngỏ.
Hiện tượng cover nhạc quốc tế đang diễn ra tràn lan
Theo Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ thì âm nhạc là một trong những tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả và ca sĩ trình bày bài hát đó sẽ được bảo hộ quyền liên quan.
Cover được hiểu là hát lại, trình diễn lại tác phẩm gốc trước đó. Việc cover và tải lên clip lên YouTube chính là hành vi biểu diễn tác phẩm âm nhạc đã công bố trước công chúng. Đây là một trong số các quyền tài sản được Luật Sở hữu trí tuệ trao cho chủ sở hữu quyền tác giả. Như vậy, về nguyên tắc, việc cover bài hát thì phải có sự đồng ý của tác giả, người sở hữu tác phẩm đó.
Ngoài ra, việc cover một bản nhạc nước ngoài với lời Việt mà chưa được sự cho phép của đơn vị nắm bản quyền là sai với quy định của luật Sở hữu trí tuệ. Bởi, việc chuyển ngữ ca khúc ở đây được hiểu là việc làm tác phẩm phái sinh. Theo quy định tại khoản 8, Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung 2009, 2019: Tác phẩm phái sinh là tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác, tác phẩm phóng tác, cải biên, chuyển thể, biên soạn, chú giải, tuyển chọn. Luật Sở hữu trí tuệ cũng quy định người làm tác phẩm phái sinh phải xin phép tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm gốc, trừ trường hợp ngoại lệ là chuyển tác phẩm sang chữ nổi hoặc ngôn ngữ khác cho người khiếm thị.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư