Vấn đề xâm phạm quyền tác giả, quyền sở hữu trí tuệ là một trong những vấn đề nổi cộm trong giới kinh doanh hiện tại. Bởi vì quyền sở hữu trí tuệ thực tế vẫn là một loại tài sản hết sức đặc biệt, vì vậy để có thể khẳng định quyền sở hữu cũng như bảo vệ quyền sở hữu loại tài sản này vẫn đang gặp khá nhiều khó khăn. Cùng Phan Law Vietnam tìm hiểu về các quy định bồi thường thiệt hại do xâm phạm nhãn hiệu hiện hành ngay trong nội dung bài viết viết dưới đây.
Như thế nào là xâm phạm nhãn hiệu?
Trước khi tìm hiểu về bồi thường thiệt hại do xâm phạm nhãn hiệu, bạn cần nắm rõ hành vi nào được xem là hành vi xâm phạm. Theo quy định tại khoản 1 Điều 29 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 như sau:
“1. Các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:
a) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
b) Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;
c) Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;
d) Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.”
Bồi thường thiệt hại do xâm phạm nhãn hiệu
Khi xảy ra xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu chắc chắn chủ sở hữu nhãn hiệu sẽ bị thiệt hại ở một mức nhất định nào đó. Quyền sở hữu trí tuệ bao gồm cả quyền nhân thân và quyền tài sản, theo cách đó khi bị xâm phạm chủ sở hữu quyền nhãn hiệu sẽ bị thiệt hại về mặt vật chất và mặt tinh thần và chủ sở hữu quyền nhãn hiệu cần phải chứng minh được các thiệt hại này để yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm nhãn hiệu.
Thiệt hại về vật chất thường sẽ bao gồm các tổn thất về tài sản, giảm mức lợi nhuận, tổn thất về các cơ hội kinh doanh, các chi phí mà chủ sở hữu phải bỏ ra để áp dụng các biện pháp ngăn chặn. Nhìn chung, các tổn thất về vật chất sẽ cần được nêu rõ thành tiền và cần chỉ ra được căn cứ để xác định giá trị của tài sản nhãn hiệu bị xâm phạm đó.
Thiệt hại về tinh thần sẽ có nhiều khó khăn hơn nếu bạn không có đại diện sở hữu trí tuệ riêng của mình. Về thiệt hại tinh thần có thể xét đến các tổn thất về danh tiếng, danh dự, uy tín, nhân phẩm…. Bạn cần phải xác định được chính xác nhất mức thiệt hại để có thể đưa ra mức bồi thường tương ứng khi xảy ra tranh chấp.
Để có thể đảm bảo bảo vệ tốt nhất cho quyền sở hữu nhãn hiệu của mình, bạn nên hợp tác với đơn vị đại diện sở hữu trí tuệ, sở hữu công nghiệp uy tín, họ sẽ giúp bạn tính toán cũng như yêu cầu bồi thường thiệt hại do xâm phạm nhãn hiệu hiệu quả và đúng luật nhất. Chi tiết hơn về vấn đề này, bạn có thể trao đổi trực tiếp với đội ngũ luật sư với hơn 14 năm kinh nghiệm của Phan Law Vietnam thông qua các phương thức liên hệ dưới đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn