Nhãn hiệu và vấn đề xâm phạm nhãn hiệu hiện được các doanh nghiệp quan tâm hàng đầu. Đây là tài sản sở hữu công nghiệp mang lại giá trị kinh tế rất lớn, đóng vai trò quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh. Giữa sự cạnh tranh hiện tại, việc nắm được các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu sẽ giúp bạn bảo vệ được loại tài sản đặc biệt này tốt nhất.
Xem thêm:
>> Xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
>> Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu
>> Những điều cần biết về xâm phạm kiểu dáng công nghiệp
Hành vi xâm phạm sở hữu trí tuệ với đối tượng nhãn hiệu thương hiệu
Xâm phạm nhãn hiệu là gì?
Xâm phạm nhãn hiệu là các hành vi cố ý hay vô ý tạo ra/sử dụng/phân phối…dấu hiệu gắn trên hàng hoá, bao bì hàng hoá, phương tiện dịch vụ, giấy tờ giao dịch, biển hiệu, phương tiện quảng cáo và các phương tiện kinh doanh khác, trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu được bảo hộ.
Yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu
Để xác định hành vi đó có phải đang xâm phạm đến nhãn hiệu được bảo hộ hay không, pháp luật có hướng dẫn cụ thể tại Điều 11 Nghị định 105/2006/NĐ-CP.
Các yếu tố xem xét xâm phạm quyền
Căn cứ để xem xét yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu là phạm vi bảo hộ nhãn hiệu. Phạm vi này bao gồm: mẫu nhãn hiệu; danh mục hàng hoá, dịch vụ khi nhãn hiệu đăng ký bảo hộ thành công. Chỉ có thể khẳng định có yếu tố xâm phạm khi đáp ứng cả hai điều kiện sau đây:
- Dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ; trong đó một dấu hiệu bị coi là trùng với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có cùng cấu tạo, cách trình bày (kể cả màu sắc); một dấu hiệu bị coi là tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu thuộc phạm vi bảo hộ nếu có một số đặc điểm hoàn toàn trùng nhau hoặc tương tự đến mức không dễ dàng phân biệt với nhau về cấu tạo, cách phát âm, phiên âm đối với dấu hiệu, chữ, ý nghĩa, cách trình bày, màu sắc và gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu;
- Hàng hoá, dịch vụ mang dấu hiệu bị nghi ngờ trùng hoặc tương tự về bản chất hoặc có liên hệ về chức năng, công dụng và có cùng kênh tiêu thụ với hàng hoá, dịch vụ thuộc phạm vi bảo hộ.
Căn cứ hành vi xâm phạm
Hành vi được xem là hành vi xâm phạm nhãn hiệu nếu hội tụ các yếu tố:
- Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi nhãn hiệu đã đăng ký bảo hộ thành công
- Có yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét.
- Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là chủ sở hữu nhãn hiệu và không phải là người được pháp luật hoặc cơ quan có thẩm quyền cho phép theo các trường hợp ngoại lệ.
- Hành vi bị xem xét xảy ra tại Việt Nam. Hành vi bị xem xét cũng bị coi là xảy ra tại Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam.
Xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu
Khi phát hiện ra hành vi xâm phạm nhãn hiệu của mình, bạn có thể thực hiện các biện pháp tự bảo vệ theo quy định của pháp luật, hoặc trực tiếp nhờ cơ quan chức năng can thiệp xử lý.
Tự bảo vệ nhãn hiệu phát triển thương hiệu
Quyền tự bảo vệ
Bạn có thể áp dụng các biện pháp theo hướng dẫn tại Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ để bảo vệ nhãn hiệu của mình:
- Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm
- Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại
- Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định
- Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Các biện pháp xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu
Tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, có thể bị xử lý bằng biện pháp dân sự, hành chính hoặc hình sự. Thẩm quyền xử lý được phân cấp theo quy định tại Điều 200 Luật Sở hữu trí tuệ:
“1. Trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, các cơ quan Tòa án, Thanh tra, Quản lý thị trường, Hải quan, Công an, Ủy ban nhân dân các cấp có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ.
2. Việc áp dụng biện pháp dân sự, hình sự thuộc thẩm quyền của Tòa án. Trong trường hợp cần thiết, Tòa án có thể áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời theo quy định của pháp luật.
3. Việc áp dụng biện pháp hành chính thuộc thẩm quyền của các cơ quan Thanh tra, Công an, Quản lý thị trường, Hải quan, Ủy ban nhân dân các cấp. Trong trường hợp cần thiết, các cơ quan này có thể áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử phạt hành chính theo quy định của pháp luật.
4. Việc áp dụng biện pháp kiểm soát hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu liên quan đến sở hữu trí tuệ thuộc thẩm quyền của cơ quan hải quan.”
Bạn có thể tham khảo chi tiết từng biện pháp xử lý hành vi xâm phạm nhãn hiệu thông qua các bài viết khác trên trang https://phan.vn. Ngoài ra, đội ngũ các luật sư và chuyên viên pháp lý chuyên nghiệp của Phan Law Vietnam cũng luôn sẵn sàng trao đổi, hướng dẫn trực tiếp cho bạn thông qua các phương thức liên hệ dưới đây.
Liên hệ: Phan Law Vietnam
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Tổng Đài Tư Vấn Hôn Nhân Gia Đình: 1900.599.995