Hiện nay, tình trạng xâm phạm quyền về sở hữu trí tuệ đang diễn ra ngày càng phổ biến. Hầu hết các đối tượng sở hữu trí tuệ đều bị tác động mà nhất là với nhãn hiệu đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến lợi ích thiết thực của chủ sở hữu. Nguyên nhân sâu xa cũng một phần do việc thiếu am hiểu về pháp luật. Nhiều chủ sở hữu ban đầu chưa nhìn nhận được đó là hành vi xâm phạm. Điều đó dẫn đến tình trạng ngày càng nghiêm trọng và khó có thể giải quyết. Để tránh được vấn đề này cũng như có cơ chế xử lý thì trước hết cần nắm rõ các nội dung sau.
>> Tham khảo bài viết về đăng ký nhãn hiệu: Tư vấn chuyên sâu về đăng ký nhãn hiệu
Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Xem thêm:
Tư vấn cách đăng ký bảo hộ thương hiệu
5 lý do bạn nên đăng ký nhãn hiệu hàng hóa ngay từ bây giờ
Tư vấn pháp lý về đăng ký nhãn hiệu cá nhân
Thế nào là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nhãn hiệu
Nhãn hiệu vốn là một tài sản trí tuệ được bảo hộ bằng quyền sở hữu công nghiệp. Quyền này sẽ được thừa nhận hợp pháp khi chủ sở hữu thực hiện thủ tục đăng ký. Sau đó mọi hành vi sử dụng hoặc tác động đến nhãn hiệu mà không có sự đồng ý của người đăng ký đều bị xem là vi phạm. Cụ thể khoản 1 Điều 129 quy định các hành vi sau đây được thực hiện mà không được phép của chủ sở hữu nhãn hiệu thì bị coi là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu. Những hành vi đó bao gồm:
– Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng với hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó;
– Sử dụng dấu hiệu trùng với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;
– Sử dụng dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu được bảo hộ cho hàng hóa, dịch vụ trùng, tương tự hoặc liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục đăng ký kèm theo nhãn hiệu đó, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa, dịch vụ;
– Sử dụng dấu hiệu trùng hoặc tương tự với nhãn hiệu nổi tiếng hoặc dấu hiệu dưới dạng dịch nghĩa, phiên âm từ nhãn hiệu nổi tiếng cho hàng hóa, dịch vụ bất kỳ, kể cả hàng hóa, dịch vụ không trùng, không tương tự và không liên quan tới hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu nổi tiếng, nếu việc sử dụng có khả năng gây nhầm lẫn về nguồn gốc hàng hóa hoặc gây ấn tượng sai lệch về mối quan hệ giữa người sử dụng dấu hiệu đó với chủ sở hữu nhãn hiệu nổi tiếng.
Thế nào là hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ?
Biện pháp bảo hộ khi bị xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Khi Quyền sở hữu trí tuệ mà cụ thể là nhãn hiệu bị xâm phạm thì trước hết các chủ thể phải tự bảo vệ cho quyền lợi của mình. Theo đó, chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ có thể lựa chọn nhiều biện pháp khác nhau để bảo vệ như:
+ Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
+ Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
+ Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
+ Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Trên đây là nội dung tư vấn về hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với nhãn hiệu. Để được hướng dẫn chi tiết hơn, bạn có thể liên hệ về Phan Law Vietnam theo thông tin sau đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Tổng Đài Tư Vấn Hôn Nhân Gia Đình: 1900.599.995