Bản quyền và sở hữu trí tuệ đã không còn là một khái niệm xa lạ với xã hội hiện nay. Hầu hết ai cũng đều đã nghe nhắc đến thuật ngữ này dù là cá nhân, tổ chức hay là doanh nghiệp Việt Nam. Tuy nhiên làm sao để thực thi những quy định pháp luật đó một cách hiệu quả nhất thì không phải ai cũng biết. Nhất là khi thực trạng xâm phạm bản quyền trở thành vấn đề muôn thuở. Do vậy việc tìm hiểu chính xác các quy định liên quan trực tiếp đến nội dung này trở thành một việc làm thiết yếu.
>> Tham khảo bài viết về đăng ký nhãn hiệu: Tư vấn chuyên sâu về đăng ký nhãn hiệu
Quy định chung về quyền sở hữu trí tuệ
Sở hữu trí tuệ hay quyền sở hữu trí tuệ được biết đến như một phương thức để bảo vệ những đối tượng là tài sản trí tuệ. Vì đó chính là những sản phẩm sau quá trình sáng tạo của bộ óc con người. Do vậy mà tính giá trị được đánh giá khá cao và có nguy cơ bị xâm hại nên cần được bảo vệ bởi một nền tảng chặt chẽ.
Quyền sở hữu trí tuệ là gì?
Khoản 1 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019 thì Quyền sở hữu trí tuệ được hiểu là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ. Trong đó bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.
Khi một tổ chức hay cá nhân trải qua quá trình nghiên cứu, sáng tạo để hoàn thành một công trình, một sản phẩm mới thì quyền sở hữu trí tuệ sẽ công nhận cho thành quả đó. Ngoài việc công nhận thì cũng sẽ bảo hộ cho các thành phẩm đó trên cơ sở các quyền tác giả, quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp, quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng tương ứng.
Bản chất của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Nhìn từ góc độ kinh tế thì việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ nhằm đảm bảo cho quyền khai thác của chủ sở hữu. Như vậy người sáng tạo có thể tận dụng được các giá trị kinh tế từ thành quả của mình để bù đắp lại công lao sáng tạo. Bên cạnh đó còn giúp tránh khỏi được các hành vi xâm phạm, làm tổn hại đến thành quả lao động của mình.
Mối quan hệ giữa bản quyền và quyền sở hữu trí tuệ
Bản quyền là cách gọi thông dụng của quyền tác giả trong cơ chế quyền sở hữu trí tuệ. Do đó có thể nói bản quyền là một phần thuộc về pháp luật sở hữu trí tuệ. Về bản chất, bản quyền (quyền tác giả) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu (khoản 2 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi, bổ sung năm 2009, 2019).
Quyền này phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định. Nó được phát sinh mà không có sự phân biệt về nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.
Các đối tượng được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ dưới danh nghĩa bản quyền bao gồm:
– Tác phẩm văn học, khoa học, sách giáo khoa, giáo trình và tác phẩm khác được thể hiện dưới dạng chữ viết hoặc ký tự khác;
– Bài giảng, bài phát biểu và bài nói khác;
– Tác phẩm báo chí;
– Tác phẩm âm nhạc;
– Tác phẩm sân khấu;
– Tác phẩm điện ảnh và tác phẩm được tạo ra theo phương pháp tương tự (sau đây gọi chung là tác phẩm điện ảnh);
– Tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng;
– Tác phẩm nhiếp ảnh;
– Tác phẩm kiến trúc;
– Bản họa đồ, sơ đồ, bản đồ, bản vẽ liên quan đến địa hình, kiến trúc, công trình khoa học;
– Tác phẩm văn học, nghệ thuật dân gian;
– Chương trình máy tính, sưu tập dữ liệu
Để biết thêm các quy định về bản quyền và sở hữu trí tuệ, bạn có thể liên hệ về thông tin dưới đây. Phan Law Vietnam sẽ tư vấn rõ hơn về từng chế định theo nhu cầu của bạn.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Tổng Đài Tư Vấn Hôn Nhân Gia Đình: 1900.599.995