Hiện nay, tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với kiểu dáng công nghiệp có xu hướng gia tăng mạnh với hành vi ngày càng tinh vi. Mặc dù các cơ quan chức năng đã đưa ra nhiều giải pháp nhằm ngăn ngừa, xử lý nghiêm khắc. Tuy nhiên, tình trạng này không những không giảm mà còn có tái diễn và gia tăng. Hãy cùng Phan Law Vietnam tìm hiểu về xâm phạm nhãn hiệu hiện nay.
Kiểu dáng công nghiệp được hiểu như thế nào?
Theo khoản 13 Điều 4 Luật sở hữu trí tuệ 2005, kiểu dáng công nghiệp được hiểu là hình dáng bên ngoài của sản phẩm được thể hiện bằng hình khối, đường nét, màu sắc hoặc sự kết hợp những yếu tố này. Cụ thể là:
- Hình dáng bên ngoài của sản phẩm có thể nhận biết được bằng các giác quan (chủ yếu là mắt).
- Sản phẩm được hiểu là đồ vật, dụng cụ, thiết bị, phương tiện, hoặc bộ phận dùng để lắp ráp, hợp thành các sản phẩm đó, được sản xuất bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp, có kết cấu và chức năng rõ ràng, được lưu thông độc lập.
Theo Điều 63 Luật sở hữu trí tuệ 2005, để kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ thì phải đáp ứng điều kiện sau:
- Có tính mới: Được coi là có tính mới nếu có sự khác biệt đáng kể với những kiểu dáng công nghiệp đã bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên nếu đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên.
- Có tính sáng tạo: Được coi là có tính sáng tạo khi kiểu dáng công nghiệp đó không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực tương ứng nếu căn cứ vào các kiểu dáng công nghiệp đã được bộc lộ công ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp trong trường hợp đơn được hưởng quyền ưu tiên
- Có khả năng áp dụng công nghiệp: Được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể dùng làm mẫu để chế tạo hàng loạt sản phẩm có hình dáng bên ngoài là kiểu dáng công nghiệp đó bằng phương pháp công nghiệp hoặc thủ công nghiệp.
Hành vi xâm phạm kiểu dáng công nghiệp?
Theo Điều 126 Luật sở hữu trí tuệ 2005 thì những hành vi dưới đây được xem là xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu:
- Sử dụng kiểu dáng công nghiệp được bảo hộ hoặc kiểu dáng công nghiệp không khác biệt đáng kể với kiểu dáng đó trong thời hạn hiệu lực của văn bằng bảo hộ mà không được phép của chủ sở hữu
- Sử dụng kiểu dáng công nghiệp mà không trả tiền đền bù theo quy định về quyền tạm thời đối với kiểu dáng công nghiệp
Quyền tạm thời đối với kiểu dáng công nghiệp được hiểu ra sao?
Theo Điều 131 Luật sở hữu trí tuệ 2005, quyền tạm thời đối với kiểu dáng công nghiệp được hiểu như sau:
Thứ nhất, người nộp đơn đăng ký kiểu dáng công nghiệp biết rằng kiểu dáng công nghiệp đang được người khác sử dụng nhằm mục đích thương mại và người đó không có quyền sử dụng trước thì người nộp đơn có quyền thông báo bằng văn bản cho người sử dụng về việc mình đã nộp đơn đăng ký (ghi rõ ngày nộp đơn, ngày công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp) để người đó chấm dứt việc sử dụng hoặc tiếp tục sử dụng.
Thứ hai, dù đã được thông báo mà người được thông báo vẫn tiếp tục sử dụng thì khi Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp được cấp, chủ sở hữu có quyền yêu cầu người đã sử dụng phải trả một khoản tiền đền bù tương đương với giá chuyển giao quyền sử dụng trong phạm vi và thời hạn sử dụng tương ứng
Hy vọng những thông tin trên đây đã giải đáp được những vướng mắc liên quan đến xâm phạm kiểu dáng công nghiệp. Để có thể được tư vấn chi tiết hơn về các trường hợp cụ thể, Quý khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi theo thông tin sau:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn