Quyền sở hữu trí tuệ là loại tài sản vô giá của rất nhiều tổ chức, cá nhân. Thực trạng bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ vẫn chưa nhận được sự quan tâm đúng mức dẫn đến tình trạng có rất nhiều hành vi xâm phạm trái phép. Để có thể bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình và tránh vô ý xâm phạm tới quyền sở hữu trí tuệ của người khác, bạn cần có góc nhìn chi tiết hơn về vấn đề này theo quy định của pháp luật.
>> Tham khảo bài viết về đăng ký nhãn hiệu: Tư vấn chuyên sâu về đăng ký nhãn hiệu
Đăng ký sở hữu trí tuệ để bảo hộ quyền của mình
Xem thêm:
Bảo vệ bản quyền bản thiết kế thời trang tốt nhất với dịch vụ đăng ký quyền tác giả
Hành vi xâm phạm nhãn hiệu là gì?
Quy định đăng ký sở hữu trí tuệ ý tưởng
Đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
Theo quy định hướng dẫn tại Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ, đối tượng của quyền Sở hữu trí tuệ bao gồm:
- Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
- Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
- Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.
Quyền tác giả
Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền tác giả bao gồm quyền nhân thân và quyền tài sản. Trong đó:
- Quyền nhân thân bao gồm các quyền gắn với tác giả trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm: Đặt tên cho tác phẩm; đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm; bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.
- Quyền tài sản là những quyền tạo nên giá trị thương mại từ tác phẩm bao gồm: Làm tác phẩm phái sinh; biểu diễn tác phẩm trước công chúng; sao chép tác phẩm; phân phối, nhập khẩu bản gốc hoặc bản sao tác phẩm; truyền đạt tác phẩm đến công chúng bằng phương tiện hữu tuyến, vô tuyến, mạng thông tin điện tử hoặc bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào khác; cho thuê bản gốc hoặc bản sao tác phẩm điện ảnh, chương trình máy tính.
Các quyền sở hữu trí tuệ
Quyền sở hữu công nghiệp
Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. Mỗi đối tượng của quyền sở hữu công nghiệp sẽ có cách xác lập quyền khác nhau theo quy định của pháp luật.
Chế tài xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Theo hướng dẫn tại khoản 1 Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ, chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của mình:
“a) Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
c) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
d) Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.”
Ngoài ra, pháp luật cũng quy định các chế tài xử phạt vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng các biện pháp: hành chính, dân sự, hình sự. Tùy thuộc vào mức độ của hành vi xâm phạm mà sẽ bị xử lý theo từng chế tài phù hợp. Chi tiết hơn về vấn đề bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ, bạn có thể trao đổi trực tiếp với các luật sư giàu kinh nghiệm của Phan Law Vietnam thông qua các phương thức liên hệ dưới đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Tổng đài tư vấn hôn nhân gia đình: 1900.599.995