Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ là thực hiện các biện pháp tự bảo vệ hoặc thông qua chế tài xử lý của pháp luật để xử lý các hành vi xâm phạm quyền bất hợp pháp. Để có thể lựa chọn và sử dụng biện pháp bảo hộ phù hợp nhất, bạn cần nắm được các quy định pháp lý hiện hành. Cùng Phan Law VietNam tìm hiểu thêm nội dung này trong bài viết dưới đây.
Bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trước các hành vi xâm phạm
Xem thêm
Hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ về nhãn hiệu
Những điều cần biết về xâm phạm kiểu dáng công nghiệp
Các vụ án xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ nổi bật nhất tại Việt Nam
Biện pháp tự bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Pháp luật cho phép tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu quyền thực hiện các biện pháp tự bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của mình. Theo quy định tại Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ, các biện pháp tự bảo vệ có thể áp dụng bao gồm:
“1. Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình:
a) Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
b) Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
c) Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
d) Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
2. Tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc phát hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho người tiêu dùng hoặc cho xã hội có quyền yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.”
Chế tài pháp luật cho các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ
Các chế tài pháp lý khác để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ
Khi phát hiện ra hành vi xâm phạm đến quyền sở hữu trí tuệ của mình, bạn có thể nhờ cơ quan nhà nước có thẩm quyền can thiệp và xử lý theo quy định của pháp luật.
Biện pháp dân sự
Theo quy định tại Điều 202 Luật Sở hữu trí tuệ:
“Tòa án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:
- Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm.
- Buộc xin lỗi, cải chính công khai.
- Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự.
- Buộc bồi thường thiệt hại.
- Buộc tiêu hủy hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.”
Biện pháp hành chính
Trường hợp xử lý xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bằng biện pháp hành chính sẽ áp dụng các hình thức xử phạt cảnh cáo, phạt tiền và một số hình phạt bổ sung, biện pháp khắc phục hậu quả tại quy định ở khoản 2, khoản 3 Điều 214 Luật Sở hữu trí tuệ như sau:
“2. Tùy theo tính chất, mức độ xâm phạm, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung sau đây:
a) Tịch thu hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ;
b) Đình chỉ có thời hạn hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực đã xảy ra vi phạm.
3. Ngoài các hình thức xử phạt quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng một hoặc các biện pháp khắc phục hậu quả sau đây:
a) Buộc tiêu hủy hoặc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ;
b) Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam đối với hàng hóa quá cảnh xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc buộc tái xuất đối với hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo về sở hữu trí tuệ sau khi đã loại bỏ các yếu tố vi phạm trên hàng hóa.”
Để đội ngũ luật sư của Phan Law Vietnam có thể hỗ trợ bạn tốt hơn trong quá trình bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình, hãy trao đổi trực tiếp với chúng tôi thông qua các phương thức liên hệ dưới đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Tổng đài tư vấn hôn nhân gia đình: 1900.599.995