Ngành nghề xuất nhập khẩu là một trong các quyền của doanh nghiệp. Điều này đã chính thức được ghi nhận tại khoản 5 Điều 7 Luật Doanh nghiệp. Câu hỏi đặt là doanh nghiệp có phải đăng ký ngành xuất nhập khẩu nếu muốn hoạt động ở ngành này hay không? Những ý kiến chia sẻ dưới đây của Phan Law Vietnam sẽ giúp các bạn trả lời câu hỏi trên.
Có cần đăng ký bổ sung ngành xuất nhập khẩu vào giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp?
Như đã đề cập, xuất nhập khẩu được coi là quyền của doanh nghiệp nên doanh nghiệp trong nước. Vì vậy doanh nghiệp sẽ không phải đăng ký ngành này trước khi hoạt động. Điều này còn được thể hiện qua việc hệ thống mã ngành kinh tế Việt Nam không hề nhắc tới ngành nghề kinh doanh xuất nhập khẩu.
Ngoài ra Nghị định 187/2013/NĐ-CP cũng quy định: Đối với thương nhân Việt Nam không có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài (dưới đây gọi tắt là thương nhân): Trừ hàng hóa thuộc Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, tạm ngừng xuất khẩu, Danh mục hàng hóa cấm nhập khẩu, tạm ngừng nhập khẩu quy định tại Nghị định này và các văn bản pháp luật khác, thương nhân được xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa không phụ thuộc vào ngành nghề đăng ký kinh doanh.
Tuy nhiên thực tiễn hoạt động kinh doanh các doanh nghiệp vẫn nên ghi nhận ngành nghề này vào khi đăng ký doanh nghiệp thông qua mã ngành 8299. Bởi lẽ quy định không cần đăng ký ngành nghề xuất nhập khẩu chưa rõ ràng nên việc đăng ký sẽ tốt hơn.
Thủ tục bổ sung ngành nghề xuất nhập khẩu
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ.
Hồ sơ bổ sung ngành nghề xuất nhập khẩu gồm:
- Thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp
- Biên bản họp đại hội đồng cổ đông/ Biên bản họp hội đồng thành viên
- Quyết định của đại hội đồng cổ đông/Quyết định của hội đồng thành viên/ Quyết định của chủ sở hữu công ty TNHH 1 thành viên.
- Giấy uỷ quyền cho cá nhân nộp hồ sơ, Hợp đồng dịch vụ với tổ chức được uỷ quyền nộp hồ sơ (Trường hợp người đại diện theo pháp luật trực tiếp nộp hồ sơ thì không cần uỷ quyền nộp hồ sơ)
- Bản công chứng Giấy tờ chứng thực cá nhân của người nộp hồ sơ
Bước 2: Nộp Phòng đăng ký kinh doanh – Sở kế hoạch đầu tư
Khi nhận được hồ sơ, Phòng Đăng ký kinh doanh trao Giấy biên nhận, kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ, bổ sung, thay đổi thông tin về ngành, nghề kinh doanh của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
Trường hợp hồ sơ thông báo bổ sung, thay đổi ngành, nghề kinh doanh không hợp lệ, Phòng Đăng ký kinh doanh thông báo doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung hồ sơ trong thời hạn 03 ngày làm việc.
Bước 3: Nhận kết quả
Trường hợp doanh nghiệp có nhu cầu, Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy xác nhận về việc thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp cho doanh nghiệp.
Doanh nghiệp có trách nhiệm thông báo thay đổi, bổ sung ngành, nghề kinh doanh với Phòng Đăng ký kinh doanh trong thời hạn 10 ngày làm việc kể từ ngày có thay đổi. Trường hợp có thay đổi mà doanh nghiệp không thông báo thì sẽ bị xử phạt theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư.
Như vậy, khi doanh nghiệp muốn tiến hành hoạt động xuất nhập khẩu thì chỉ cần thực hiện thủ tục bổ sung ngành nghề đăng ký kinh doanh. Ngoài ra, doanh nghiệp cần tiến hành đăng ký thông tin với cơ quan thuế là có hoạt động “Xuất nhập khẩu”. Thông tin về việc doanh nghiệp có đăng ký hoạt động xuất nhập khẩu hay không được thể hiện tại mạng đăng ký kinh doanh quốc gia.v.v… đồng thời được liên thông với nhiều cơ quan như cơ quan Thuế, Hải quan …
Trên đây là toàn bộ nội dung chúng tôi muốn chia sẻ cùng bạn, nếu có nhu cầu tư vấn, hỗ trợ các dịch vụ pháp lý liên quan Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với Phan Law qua thông tin dưới đây:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn