Đăng ký hộ kinh doanh là thủ tục được rất nhiều chủ thể quan tâm và thực hiện để có thể xây dựng nền tảng hoạt động kinh doanh của mình. Hộ kinh doanh là một trong những loại hình hoạt động hết sức đặc biệt được pháp luật Việt Nam công nhận và bảo hộ. Để có thể thực hiện hoạt động kinh doanh hiệu quả với loại hình này, bạn có thể tham khảo những thông tin pháp lý liên quan ngay trong nội dung bài viết dưới đây.
Xem thêm:
>> Tìm hiểu luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa
>> Làm thế nào để thành lập công ty tại TPHCM hiệu quả?
>> Hướng dẫn cách đăng ký kinh doanh hộ gia đình
Những điều cần biết về thủ tục đăng ký hộ kinh doanh
Hộ kinh doanh là gì?
Hộ kinh doanh là loại hình doanh nghiệp do cá nhân hoặc thành viên hộ gia đình đăng ký thành lập. Chủ sở hữu hộ kinh doanh cần chịu trách nhiệm bằng tất cả tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh của hộ.
Đối với một số hoạt động kinh doanh cụ thể không cần tiến hành thủ tục đăng ký hộ kinh doanh như: sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp, làm muối và những người bán hàng rong, quà vặt, buôn chuyến, kinh doanh lưu động, kinh doanh thời vụ, làm dịch vụ có thu nhập thấp.
Ai được quyền đăng ký hộ kinh doanh?
Chỉ cần là cá nhân, thành viên trong hộ gia đình có đầy đủ năng lực trách nhiệm dân sự đều sẽ có quyền thành lập hộ kinh doanh. Tuy nhiên, trừ các chủ thể quy định tại khoản 1 Điều 80 Nghị định 01/2021/NĐ-CP:
“a) Người chưa thành niên, người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi;
b) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định;
c) Các trường hợp khác theo quy định của pháp luật có liên quan.”
Thủ tục đăng ký hộ kinh doanh
Thành phần hồ sơ cần những gì?
Hồ sơ đăng ký hộ kinh doanh khá đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị được các tài liệu sau:
- Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh
- Giấy tờ pháp lý của cá nhân đối với chủ hộ kinh doanh, thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh
- Bản sao biên bản họp thành viên hộ gia đình về việc thành lập hộ kinh doanh trong trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh
- Bản sao văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh đối với trường hợp các thành viên hộ gia đình đăng ký hộ kinh doanh
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận hồ sơ
Phòng Tài chính – kế hoạch thuộc Ủy ban nhân dân cấp huyện là cơ quan nhà nước có thẩm quyền tiếp nhận về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật hiện hành.
Thời gian xử lý hồ sơ đăng ký
Theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 87 Nghị định 01/2021/NĐ-CP:
“Khi tiếp nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện trao Giấy biên nhận và cấp Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh cho hộ kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ, Cơ quan đăng ký kinh doanh cấp huyện phải thông báo bằng văn bản cho người nộp hồ sơ hoặc người thành lập hộ kinh doanh biết. Thông báo phải nêu rõ lý do và các yêu cầu sửa đổi, bổ sung hồ sơ (nếu có).”
Chuyển đổi các loại hình doanh nghiệp
Có thể chuyển từ hộ kinh doanh sang loại hình doanh nghiệp khác không?
Qua thời gian kinh doanh, nếu bạn có nhu cầu phát triển thành mô hình doanh nghiệp chuyên nghiệp hơn, bạn hoàn toàn có thể thực hiện thủ tục chuyển đổi loại hình doanh nghiệp. Việc đăng ký thành lập doanh nghiệp trên cơ sở chuyển đổi từ hộ kinh doanh thực hiện tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp dự định đặt trụ sở chính.
Theo hướng dẫn tại khoản 2 Điều 27 Nghị định 01/2021/NĐ-CP, hồ sơ đăng ký bao gồm:
“bản chính Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh, bản sao Giấy chứng nhận đăng ký thuế và các giấy tờ quy định tại các Điều 21, 22, 23 và 24 Nghị định này tương ứng với từng loại hình doanh nghiệp, trong đó không bao gồm Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư quy định tại điểm b khoản 4 Điều 22, điểm c khoản 4 Điều 23, điểm c khoản 3 Điều 24 Nghị định này. Trường hợp doanh nghiệp được chuyển đổi từ hộ kinh doanh có nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tham gia góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp thuộc trường hợp phải thực hiện thủ tục đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp theo quy định của Luật Đầu tư thì hồ sơ phải có văn bản của Cơ quan đăng ký đầu tư chấp thuận về việc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.”
Trên đây là một số thông tin pháp lý về đăng ký hộ kinh doanh mà Phan Law Vietnam muốn chia sẻ đến bạn đọc. Để đội ngũ các luật sư và chuyên viên pháp lý của chúng tôi có thể hỗ trợ bạn nhanh chóng, chính xác nhất cho từng trường hợp, hãy liên hệ trao đổi trực tiếp với Phan Law Vietnam thông qua các phương thức dưới đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư