Đăng ký logo có phải là đăng ký nhãn hiệu hay không? Đó là câu hỏi thắc mắc thường xuyên nhất mà khách hàng gửi về công ty Phan Law chúng tôi thời gian gần đây. Thật ra, theo quy định của pháp luật sở hữu trí tuệ năm 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 thì logo và nhãn hiệu có điểm khác biệt với nhau chứ không phải đồng nhất như trước giờ chúng ta vẫn nghĩ. Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi sẽ chỉ ra điểm khác biệt của đăng ký logo và đăng ký nhãn hiệu đến các bạn.
Đăng ký logo và đăng ký nhãn hiệu có gì khác nhau?
Đăng ký logo là gì và đăng ký nhãn hiệu là gì và hai khái niệm này giống nhau hay khác nhau? Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005 được sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 thì bản quyền logo và nhãn hiệu là hai khái niệm khác nhau. Do đó, logo và nhãn hiệu cũng là hai khái niệm khác nhau. Luật Sở hữu trí tuệ có hai nhóm quyền lớn, đó là quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp. Nhãn hiệu là một đối tượng trong nhóm quyền về sở hữu công nghiệp. Logo là một đối tượng nằm trong nhóm quyền về quyền tác giả.
Lâu nay, vẫn có nhiều bạn nhầm lẫn giữa khái niệm logo và nhãn hiệu. Theo khái niệm về đặc điểm nhận dạng và thủ tục hồ sơ đăng ký logo là nhãn hiệu. Nhưng nhãn hiệu thì chưa hẳn đã là logo, Logo nghiên hơn về khái niệm bản vẽ thiết kế, còn nhãn hiệu có thể là ký hiệu một ký tự hay một chữ viết nào đó.
Điểm khác biệt về mục đích bảo hộ của logo và nhãn hiệu.
Logo nằm trong nhóm quyền tác giả. Như vậy, mục đích chính của bảo hộ logo là bảo hộ phần tác phẩm sáng tạo của tác giả trong việc thiết kế ra bản vẽ thiết kế dưới khái niệm là logo. Nghĩa là nó nghiên về bảo vệ quyền lợi của cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực kinh doanh gắn liền với hình ảnh logo. Cũng nói thêm, logo không phải thuộc dạng tác phẩm nghệ thuật để thưởng thực mà logo là bản vẽ thiết kế gắn liền với tên một sản phẩm, một dịch vụ hay rộng hơn là một thương hiệu.
Nhãn hiệu nằm trong nhóm quyền về sở hữu công nghiệp. Bảo hộ nhãn hiệu nghĩa là bảo vệ quyền lợi của cá nhân, tổ chức trong lĩnh vực kinh doanh hàng hóa, dịch vụ. Việc đăng ký nhãn hiệu có ý nghĩa lớn đối với doanh nghiệp trong việc tránh gây nhầm lẫn giữa các chủ thể kinh doanh cùng hoặc khác mặt hàng với nhau.
Hai điểm khác nhau cơ bản giữa nhóm quyền tác giả và nhóm quyền về sở hữu công nghiệp mà chúng ta dễ dàng nhận ra nữa là, quyền tác giả phát sinh từ thời điểm tác phẩm được định hình dưới một dạng vật chất nhất định mà không cần phải đăng ký. Còn quyền sở hữu công nghiệp, ví dụ như quyền về nhãn hiệu chỉ được pháp luật bảo hộ khi bạn thực thủ tục đăng ký theo đúng quy định pháp luật.
Thủ tục đăng ký logo
Để thực hiện thủ tục đăng ký logo, điều đầu tiên chúng tôi khuyên các bạn là nên tra cứu xem logo mà các bạn đăng ký đã có ai đăng ký trước đó hay chưa? Nếu có thì phải xem họ đăng ký có hợp pháp hay không? Nếu chưa có ai đăng ký trước đó thì các bạn chuẩn bị trước đầy đủ hồ sơ, tài liệu gửi đến chúng tôi để chúng tôi thực hiện thủ tục đăng ký cho các bạn.
Hồ sơ tài liệu mà các bạn chuẩn bị trước gồm có:
- Tờ khai đăng ký logo (bắt buộc phải theo đúng mẫu quy định);
- Mẫu bản vẽ phác thảo thiết kế logo (Phải có in màu);
- Tờ cam kết của khách hàng;
- Văn bản ủy quyền cho đại diện sở hữu trí tuệ thực hiện thủ tục đăng ký logo;
Để mang lại kết quả hài lòng cho các bạn, các bạn chỉ cần chuẩn bị những hồ sơ, tài liệu mà chúng tôi yêu cầu. Chúng tôi sẽ trả về cho bạn kết quả đăng ký một cách chuyên nghiệp nhất.
Văn phòng Luật sư Phan Law Vietnam chúng tôi luôn mong muốn hỗ trợ khách hàng trên mọi lĩnh vực liên quan đến pháp lý, Đặc biệt chuyên về vấn đề sở hữu trí tuệ. Chúng tôi đưa ra những tư vấn tối ưu và những giải pháp hoàn thiện để khách hàng có thể yên tâm và tin tưởng. Bên cạnh đó chúng tôi còn có mức chi phí hợp lý cho mọi tư vấn của khách hàng. Với phương châm “HIỆU QUẢ MÀ TIẾT KIỆM”. Hãy nhấc máy lên và liên hệ ngay với chúng tôi nếu bạn có nhu cầu được hỗ trợ và hướng dẫn và hỗ trợ thủ tục đăng ký logo.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.88888
Email: info@phan.vn