Kính gửi Văn phòng luật Phan Law Vietnam, Tôi chuẩn bị mở một cửa hàng kinh doanh rượu ngoại nhập khẩu, vậy cho tôi hỏi đây có phải ngành nghề kinh doanh có điều kiện không? Và tôi cần thực hiện những thủ tục gì trước khi hoạt động kinh doanh? Xin chân thành cảm ơn.
Trả lời:
Chào mừng bạn đến với lĩnh vực kinh doanh đầy hứa hẹn của việc nhập khẩu và bán lẻ rượu ngoại. Trước khi bắt đầu, hãy chắc chắn rằng bạn đã hiểu rõ về các quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 và các vấn đề liên quan. Đối với trường hợp mà bạn đang gặp phải, chúng tôi xin phép được giải đáp thắc mắc và tư vấn dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành như sau:
Rượu có thuộc ngành nghề kinh doanh có điều kiện hay không?
Kinh doanh rượu là một ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của pháp luật hiện hành. Điều này có nghĩa là các doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân muốn kinh doanh rượu phải đáp ứng các điều kiện về đăng ký kinh doanh, cơ sở vật chất, an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, ghi nhãn và nhân sự. Tùy theo từng hoạt động kinh doanh cụ thể, như sản xuất, phân phối, bán buôn, bán lẻ, hoặc bán rượu tiêu dùng tại chỗ, các điều kiện cũng có sự khác biệt.
Mã ngành nghề kinh doanh rượu là nội dung bắt buộc phải có khi đăng ký kinh doanh. Khi đăng ký mã ngành nào thì cơ sở chỉ được thực hiện hoạt động nghề nghiệp trong ngành nghề đó (tham khảo Phụ lục Quyết định 27/2018/QĐ-TTg liệt kê mã ngành nghề kinh doanh rượu).
Điều kiện để được mở cửa hàng kinh doanh rượu nhập khẩu
Đối với trường hợp bán buôn rượu
Bán buôn rượu là hoạt động trung gian “mang” rượu từ doanh nghiệp phân phối đến cơ sở bán lẻ rượu. Nếu ngoài mở cửa hàng bán rượu nhập khẩu mà bạn còn muốn bán buôn rượu nữa thì phải đáp ứng quy định tại Nghị định 17/2020/NĐ-CP về điều kiện bán buôn rượu, cụ thể:
- Bạn cần đăng ký thành lập doanh nghiệp.
- Nơi doanh nghiệp đặt trụ sở chính phải có ít nhất 01 thương nhân bán lẻ rượu (tính trên địa bàn cấp tỉnh). Nếu thành lập chi nhánh hoặc địa điểm kinh doanh ngoài trụ sở chính thì không cần có xác nhận của thương nhân bán lẻ.
Đối với trường hợp bán lẻ rượu
Bán lẻ rượu là hoạt động “đưa” rượu từ nhà bán buôn đến trực tiếp với người tiêu dùng. Nếu bạn chỉ bán lẻ rượu, thì chỉ cần đáp ứng 03 điều kiện tại Điều 13 Nghị định 105/2017/NĐ-CP như sau:
- Về đối tượng: Doanh nghiệp, Hợp tác xã (hoặc liên hiệp), cá nhân, hộ gia đình.
- Địa điểm kinh doanh: có quyền sử dụng, cố định, có địa chỉ rõ ràng.
- Giấy tờ: Văn bản giới thiệu/hợp đồng nguyên tắc của doanh nghiệp sản xuất/phân phối/buôn bán.
Bởi bán lẻ rượu là hình thức “kinh doanh rượu” đơn giản nhất, dễ dàng thực hiện nhất và nguồn vốn bỏ ra cũng ít nhất.
Đối với trường hợp bán rượu cho người tiêu dùng tại chỗ
Nếu bạn muốn mở cửa hàng bán rượu cho người tiêu dùng tại cửa hàng thì phải đáp ứng các điều kiện quy định tại Điều 14 Nghị định 105/2017/NĐ-CP và Nghị định 17/2020/NĐ-CP, như sau:
- Đối tượng thực hiện: Doanh nghiệp, hợp tác xã (hoặc liên hiệp), hộ kinh doanh.
- Địa điểm kinh doanh: có quyền sử dụng, cố định, có địa chỉ rõ ràng, có đăng ký bán tại chỗ với Phòng Kinh tế/Phòng kinh tế và hạ tầng cấp huyện nơi đặt cơ sở.
- Nguồn cung ứng: Thương nhân có Giấy phép sản xuất, phân phối, bán buôn, bán lẻ.
Ngoài ra, thương nhân hoàn toàn có quyền tự sản xuất và tự bán để tiêu dùng tại chỗ. Tùy vào hoạt động sản xuất gì thì cơ sở phép sản xuất đó. Ví dụ sản xuất rượu thủ công để kinh doanh thì phải có giấy phép này.
Lưu ý: Bán rượu tiêu dùng tại chỗ là hoạt động đặc thù khác với các hoạt động kinh doanh còn lại. Ở đây có sự tiếp xúc trực tiếp giữa Khách hàng và người bán, vì vậy chất lượng rượu hay địa điểm tiêu dùng tại chỗ phải đảm bảo.
Đăng ký ngành nghề đăng ký kinh doanh có điều kiện khi mở cửa hàng bán rượu nhập khẩu
Để mở cửa hàng bán rượu nhập khẩu trực tiếp cho người tiêu dùng tại chỗ thì bạn cần phải đăng ký thành lập doanh nghiệp/hợp tác xã hoặc hộ kinh doanh theo quy định tại Luật Doanh nghiệp để được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp/Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh.
Tuy nhiên, điều quan trọng để kinh doanh rượu là phải được cấp giấy phép kinh doanh rượu. Mỗi hoạt động kinh doanh rượu cụ thể thì có hồ sơ đề nghị cấp Giấy phép khác nhau.
Lưu ý: Cơ sở kinh doanh có thể bán rượu online, thông qua hình thức thương mại điện tử. Tuy nhiên phải tuân thủ theo quy định tại Nghị định 17/2020/NĐ-CP và Nghị định 24/2020/NĐ-CP.
Các bước thực hiện thủ tục mở cửa hàng bán rượu nhập khẩu:
Bước 1: Thành lập doanh nghiệp, hộ kinh doanh, hợp tác xã có đăng ký ngành nghề kinh doanh rượu (nếu chưa đăng ký thành lập các loại hình nêu trên);
Bước 2: Nộp hồ sơ cấp Giấy phép bán lẻ rượu và nộp lệ phí đăng ký;
Bước 3: Nhận kết quả: Sau 10 ngày kể từ ngày tiếp nhận đầy đủ bộ hồ sơ xin giấy phép bán lẻ rượu hợp lệ, cơ quan chức năng sẽ cấp giấy phép cho cơ sở kinh doanh.
Dịch vụ pháp lý hỗ trợ mở cửa hàng kinh doanh rượu
Phan Law Vietnam sẽ tư vấn cho Khách hàng hiểu rõ về điều kiện và yêu cầu cụ thể của pháp luật về ngành nghề kinh doanh rượu, đồng thời hướng dẫn bạn về các quy định pháp lý liên quan.
Đại diện Khách hàng thực hiện các thủ tục thành lập doanh nghiệp, đăng ký ngành nghề kinh doanh,…đảm bảo rằng mọi thủ tục được thực hiện đúng cách và nhanh chóng.
Tư vấn và hỗ trợ Khách hàng trong quá trình xin giấy phép nhập khẩu và đảm bảo rằng sản phẩm của bạn đáp ứng các tiêu chuẩn chất lượng và an toàn thực phẩm.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến Khách hàng. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác Quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư