Theo quy định hiện hành nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu mà chủ sở hữu nhãn hiệu cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng trên hàng hóa. Theo đó, đăng ký nhãn hiệu chứng nhận giúp tổ chức, cá nhân đó để chứng nhận các đặc tính về xuất xứ, nguyên liệu, vật liệu. Cách thức sản xuất hàng hóa, cách thức cung cấp dịch vụ, chất lượng. Độ chính xác, độ an toàn hoặc các đặc tính khác của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu.
Hiện nay, việc tham gia nhãn hiệu chứng nhận giúp các cá nhân, tổ chức kinh doanh, sản xuất nhỏ lẻ đảm bảo thương hiệu của mình được người tiêu dùng tin dùng và tăng sức cạnh tranh trên thị trường. Vậy thì đặc trưng của loại nhãn hiệu này cũng như yêu cầu với hồ sơ đăng ký như thế nào, cùng Phan Law tìm hiểu nhé.
Đặc trưng của việc đăng ký nhãn hiệu chứng nhận
Thực chất, việc được cấp văn bằng bảo hộ nhãn hiệu chứng nhận giúp cá nhân, tổ chức kinh doanh dịch vụ chứng nhận nhãn hiệu hàng hóa.
Yêu cầu về chủ thể đăng ký
Quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận này thuộc về tổ chức có chức năng kiểm soát. Chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa. Dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó.
Về bản chất, nhãn hiệu chứng nhận không phải là nhãn hiệu hàng hóa theo đúng nghĩa, nhãn hiệu chứng nhận không có mục đích xác định nguồn gốc của hàng hóa, dịch vụ. Nhãn hiệu chứng nhận là nhãn hiệu được một chủ thể thiết lập và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu để chứng nhận cho hàng hóa, dịch vụ của các chủ thể khác. Rõ ràng, so với các loại nhãn hiệu hàng hóa khác, nhãn hiệu chứng nhận có một đặc điểm rất đặc trưng, đó là ở mục đích chứng nhận của nó.
Đặc trưng của nhãn hiệu chứng nhận
Khác với nhãn hiệu hàng hóa thông thường nhãn hiệu chứng nhận có những đặc trưng nhất định như sau:
Nhãn hiệu chứng nhận có mục đích chứng nhận cho hàng hóa, dịch vụ của nhiều chủ thể kinh doanh các loại hàng hóa, dịch vụ khác nhau;
Nhãn hiệu chứng nhận không được sử dụng bởi chủ nhãn hiệu. Người được quyền gắn nhãn hiệu chứng nhận lên hàng hóa, dịch vụ của mình là người đáp ứng các tiêu chuẩn của nhãn hiệu chứng nhận và được phép của chủ nhãn;
Nhãn hiệu chứng nhận có thể được sử dụng để chứng nhận về nhiều tiêu chí khác nhau như nguồn gốc xuất xứ, nguyên liệu sử dụng, độ chính xác, cách thức cung cấp dịch vụ nhưng chủ yếu là để chứng nhận chất lượng của hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;
Chủ thể xin đăng ký nhãn hiệu hàng hóa chứng nhận phải có khả năng bảo đảm tiêu chuẩn chứng nhận. Chủ thể này phải là người đại diện cho các sản phẩm có gắn nhãn hiệu chứng nhận. Đây là sự đảm bảo quan trọng cho người tiêu dùng, cho xã hội tránh được những hành vi kinh doanh không trung thực. Chính vì vậy mà chủ thể nhãn hiệu chứng nhận thường là các hiệp hội doanh nghiệp, liên minh doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước hoặc chính bản thân nhà nước.
Yêu cầu đối với đơn đăng ký nhãn hiệu chứng nhận
Theo quy định của pháp luật về luật sở hữu trí tuệ, tài liệu, mẫu vật, thông tin xác định nhãn hiệu cần bảo hộ trong đơn đăng ký nhãn hiệu bao gồm:
- Mẫu nhãn hiệu và danh mục hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu;
- Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận
Theo đó, mẫu nhãn hiệu phải được mô tả để làm rõ các yếu tố cấu thành của nhãn hiệu và ý nghĩa tổng thể của nhãn hiệu nếu có; nếu nhãn hiệu có từ, ngữ thuộc ngôn ngữ tượng hình thì từ, ngữ đó phải được phiên âm; nhãn hiệu có từ, ngữ bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt.
Hàng hóa, dịch vụ nêu trong đơn đăng ký nhãn hiệu phải được xếp vào các nhóm phù hợp với bảng phân loại theo thỏa ước Ni-xơ về phân loại quốc tế về hàng hóa và dịch vụ nhằm mục đích đăng ký nhãn hiệu, do cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp công bố.
Quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận phải có những nội dung chủ yếu sau đây:
- Tổ chức, cá nhân là chủ sở hữu nhãn hiệu;
- Điều kiện để được sử dụng nhãn hiệu;
- Các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ được chứng nhận bởi nhãn hiệu;
- Phương pháp đánh giá các đặc tính của hàng hóa, dịch vụ và phương pháp kiểm soát việc sử dụng nhãn hiệu;
- Chi phí mà người sử dụng nhãn hiệu phải trả cho việc chứng nhận, bảo vệ nhãn hiệu, nếu có.
Hy vọng với những thông tin mà Phan Law cung cấp cho quý khách hàng về đăng ký nhãn hiệu chứng nhận sẽ hữu ích. Nếu có nhu cầu tham gia vào tập thể nhãn hiệu chứng nhận hoặc còn thắc mắc cần giải đáp vui lòng liên hệ Phan Law để được chúng tôi hỗ trợ tận tình nhất nhé.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn