Với điều kiện thuận lợi từ tự nhiên, Việt Nam là tốp Quốc gia đứng hàng đầu về sản xuất nông nghiệp. Thiên nhiên trù phú, đất đai màu mỡ đã thúc đẩy nền kinh tế nông nghiệp nước nhà phát triển và khẳng định vị thế riêng. Theo thống kê của Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam, tính đến thời điểm hiện tại, nước ta đã có trên 800 sản phẩm nông có tiếng và đã khẳng định được tên tuổi của riêng mình. Tuy nhiên, con số này vẫn chưa nói lên được điều gì, bởi đây là con số thấp mà Cục quản lý thống kê được hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nông sản. Vậy thì, với lợi thế tự nhiên đó, tại sao doanh nghiệp nước nhà không đăng ký nhãn hiệu nông sản để lợi thế càng phát triển hơn?
Dịch vụ đăng ký nhãn hiệu bảo hộ nông sản
Đăng ký nhãn hiệu nông sản như thế nào?
Đăng ký nhãn hiệu nông sản như thế nào? Đây là vấn đề được nhiều nông dân và doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng nông sản quan tâm trong thời gian gần đây. Thực hiện thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nông sản được coi là bước đệm để nông sản Việt Nam mở rộng thị trường tiêu thụ trên thế giới đồng thời khẳng định vị thế mạnh về mặt nông nghiệp của nước nhà.
Các Quốc gia láng giềng của Việt Nam, cụ thể là Thái Lan đã làm rất tốt thủ tục đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của mình. Ở Thái có nhiều mặt hàng nông sản đã khẳng định được tên tuổi vang dội như gạo Thái Lan, xoài Thái, me Thái…..
Nông sản Việt Nam cũng được bạn bè Quốc tế đánh giá cao về sự đa dạng, chất lượng và mùi vị. Hàng năm, con số xuất khẩu mặt hàng nông sản của nước ta không phải là con số thấp, nếu không phải nói đây là con số góp phần tương đối vào GDP trong nước. Chính vì những lẽ trên, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa nông sản trở thành vấn đề cấp bách đòi hỏi nhà nông và các doanh nghiệp nông sản quan tâm thiết thực hơn.
Để thực hiện đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nông sản, trước hết Quý khách cần biết được mặt hàng của mình thuộc phân nhóm nào trong bảng phân loại Nice 10. Theo bảng phân loại này, sản phẩm nông sản sẽ được xếp vào 4 nhóm là nhóm 1, 29, 30, 31. Cụ thể chúng tôi liệt kê như sau:
Nhóm số 1 bao gồm phân bón, phân ủ;
Nhóm số 29 bao gồm các mặt hàng thịt, cá, gia cầm và thú săn; Chất chiết ra từ thịt; Rau, quả được bảo quản, phơi khô hoặc nấu chín; Nước quả nấu đông, mứt, mứt quả; Trứng, sữa và các sản phẩm làm từ sữa; Dầu thực vật và mỡ ăn.
Nhóm số 30 bao gồm các mặt hàng như cà phê, chè, ca cao, đường, gạo, bột sắn, bột cọ, chất thay thế cà phê; Bột và sản phẩm làm từ bột ngũ cốc; Mật ong, nước mật đường; Men, bột nở…
Nhóm số 31 bao gồm các sản phẩm và hạt của nông nghiệp, nghề làm vườn và lâm nghiệp không xếp vào các nhóm khác; Ðộng vật sống; Rau và quả tươi; Hạt giống, cây và hoa tươi; Thức ăn cho động vật, mạch nha.
Thủ tục đăng ký nhãn hiệu dành cho mặt hàng nông sản trước đây chưa thực sự được quan tâm, vì vậy đã dẫn đến hàng loạt vụ tranh chấp, kiện tụng trong và ngoài nước kéo dài hàng mấy năm trời rất mất thời gian, chi phí và công sức theo đuổi một vụ kiện như thế.
Ý nghĩa của thủ tục đăng ký nhãn hiệu nông sản
Đương nhiên, thực hiện thủ tục đăng ký nhãn hiệu nông sản sẽ mang lại nhiều ý nghĩa thiết thực hơn cho người nông dân cũng như các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh các mặt hàng nông sản.
Việt Nam hiện tại đã có những nhãn hiệu nông sản nổi tiếng như vải thiều, cà phê Buôn Mê Thuột, bưởi 5 Roi, Quýt Cái Mơn, dâu Hạ Châu, nhãn lồng Hưng Yên, cá thác lác Hậu Giang, gà Đông Tảo…. Nhiều sản phẩm trong số này đã được Cục Sở hữu trí tuệ Việt Nam cấp Giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu sản phẩm.
Những ý nghĩa của việc đăng ký nhãn hiệu nông sản mang lại là không hề nhỏ. Sau đây chúng tôi sẽ viện dẫn 3 ý nghĩa cơ bản của đăng ký nhãn hiệu nông sản mang lại cho Quý khách như sau:
Thứ nhất, Quý khách sẽ khẳng định được tên tuổi, lợi thế riêng trong việc sản xuất, kinh doanh nông sản trong nước;
Thứ hai, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nông sản tạo điều kiện để nông sản nước nhà vươn ra thế giới và khẳng định mình với tên tuổi, xuất xứ rõ ràng tại quốc gia có đăng ký bảo hộ;
Thứ ba, đây là biện pháp bảo vệ mặt hàng nông sản của Quý khách và cũng là biện pháp duy nhất để pháp luật bảo hộ cho Quý khách.
Về phần công ty, sau khi chúng tôi nhận được yêu cầu cụ thể của Quý khách, Công ty chúng tôi sẽ gửi bản báo giá trọn gói đăng ký nhãn hiệu nông sản cho Quý khách hàng.
Trên đây là phần tư vấn của chúng tôi. Bài viết nhằm mục đích tham khảo cho các tổ chức, cá nhân có nhu cầu.
Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp ngay với bộ phận tư vấn và nhận dịch vụ của chúng tôi :
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn