Đăng ký nhãn hiệu quyền sở hữu trí tuệ là để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của doanh nghiệp, cá nhân khi đưa sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ ra thị trường. Bởi lẽ, quyền sở hữu đối với nhãn hiệu nói riêng và các quyền sở hữu công nghiệp nói chung chỉ được bảo hộ khi được Cục sở hữu trí tuệ cấp văn bằng. Do đó, hiện nay vấn đề được nhiều cá nhân, tổ chức quan tâm là việc đăng ký nhãn hiệu có khó lắm không. Bài viết sau đây, Phan Law sẽ hướng dẫn chi tiết cho quý khách hàng cách thức thực hiện nhé.
Điều kiện để đăng ký nhãn hiệu quyền sở hữu trí tuệ
Nhãn hiệu đóng vai trò quan trọng trong việc phân biệt những sản phẩm cùng chủng loại với nhau. Không dừng lại ở đó, nhãn hiệu còn xuất hiện thường xuyên trên bao bì, phương tiện truyền thông trong những chiến dịch quảng bá sản phẩm. Việc người tiêu dùng nhận thức được nhãn hiệu gắn liền với hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp góp phần tăng doanh thu cũng như sự tín nhiệm đối với sản phẩm đó.
Vì thế để đăng ký nhãn hiệu quyền sở hữu trí tuệ, pháp luật yêu cầu rất chặt chẽ là nhãn hiệu đó phải đáp ứng các điều kiện:
Nhìn thấy được
Các dấu hiệu cấu thành nhãn hiệu phải có khả năng nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, hình vẽ, từ ngữ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc kết hợp các yếu tố lại với nhau, được thể hiện bằng màu sắc.
Phân biệt được
Nghĩa là, khi nhìn vào một nhãn hiệu, bạn có thể nhận biết được hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu này với hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu khác. Hay nói cách khác nhãn hiệu đó có sự độc đáo hoặc dễ nhận biết được bởi người tiêu dùng.
Chỉ cần khi nhìn thấy nhãn hiệu đó người tiêu dùng có thể phân biệt được với nhãn hiệu của các hàng hóa, dịch vụ khác cùng chủng loại.
Quy trình đăng ký nhãn hiệu quyền sở hữu trí tuệ
Để được cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu của mình quý khách hàng sẽ cần phải trải qua quy trình như sau:
Bước 1: Kiểm tra nhãn hiệu
Đây là bước không bắt buộc nhưng bạn nên kiểm tra nhãn hiệu của mình có trùng lặp, tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của các đơn vị đã đăng ký bảo hộ trước đó hay không.
Việc này có thể đánh giá cũng như sẽ ảnh hưởng đến khả năng bảo hộ nhãn hiệu cho sản phẩm hàng hóa, dịch vụ. Bởi lẽ đơn đăng ký sẽ bị từ chối nếu nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đã tồn tại hoặc đăng ký trước đó.
Bước 2: Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ.
Sau khi chắc chắn mẫu nhãn hiệu của bạn đảm bảo khả năng phân biệt thì bạn cần chuẩn bị một bộ hồ sơ với các tài liệu sau:
- Tờ khai đăng ký nhãn hiệu theo mẫu của Cục sở hữu trí tuệ;
- Mẫu nhãn hiệu kèm theo danh sách hàng hóa, dịch vụ gắn nhãn hiệu;
- Giấy ủy quyền (nếu có);
- Chứng từ chứng minh nộp phí, lệ phí;
- Các tài liệu khác tùy từng trường hợp.
Bước 3: Nộp hồ sơ tại Cục Sở hữu trí tuệ.
Sau khi nộp hồ sơ đăng ký nhãn hiệu thì hồ sơ sẽ trải qua quá trình xét nghiệm của Cục gồm:
- Thẩm định hình thức đơn đăng ký: 01 tháng.
- Công bố đơn đăng ký: 02 tháng tính từ ngày đơn được chấp nhận hợp lệ về hình thức.
- Thẩm định nội dung: 09 tháng tính từ ngày công bố đơn đăng ký.
Sau khi thẩm định xong nội dung với kết quả là nhãn hiệu của người nộp đơn đáp ứng điều kiện đăng ký bảo hộ, Cục Sở hữu trí tuệ sẽ tiến hành cấp Văn bằng bảo hộ trong vòng 01 tháng.
Nhìn chung quá trình đăng ký nhãn hiệu quyền sở hữu trí tuệ không quá khó. Và nếu không đăng ký nhãn hiệu đồng nghĩa với việc bạn đang đối mặt với những rủi ro trong kinh doanh khi cố gắng đầu tư phát triển thương hiệu mà chưa đăng ký. Do đó, thực hiện thủ tục đăng ký càng sớm sẽ càng giảm thiểu được những rủi ro không đáng có. Vui lòng liên hệ Phan Law theo thông tin dưới đây để chúng tôi tư vấn chi tiết hơn lộ trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của bạn nhé.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn