Đăng ký thương hiệu thực phẩm là gì? Tại sao cần phải đăng ký thương hiệu đối với những mặt hàng thực phẩm này? Đó là những thắc mắc sơ khai khi các bạn có dự định đăng ký thương hiệu đối với thực phẩm nhưng chưa được giải thích thấu đáo, cặn kẽ. Hiểu được vấn đề đó, Phan Law VietNam sẽ có bài tư vấn ngay sau đây gửi đến Quý khách có nhu cầu tìm hiểu và đăng ký.
Tại sao cần phải đăng ký thương hiệu thực phẩm?
Đăng ký thương hiệu thực phẩm, tại sao cần thiết? Theo đó, thực phẩm là một trong những mặt hàng thiết yếu trong cuộc sống hiện nay. Thực phẩm bao gồm: các loại rau củ quả, thịt tươi, thịt đông lạnh, các loại gia vị, gạo, nếp, đậu … Dân số ngày càng tăng, các vấn đề về vệ sinh an toàn thực phẩm ngày càng trở nên khó kiểm soát nên nhu cầu tìm đến những loại thực phẩm có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, an toàn cho người tiêu dùng là điều hết sức quan trọng và mang tính sống còn hiện nay. Bởi việc sử dụng thực phẩm không có nguồn gốc, thực phẩm bẩn … sẽ gây ra rất nhiều bệnh, đặc biệt là bệnh ung thư – căn bệnh mà hiện nay khoa học chưa có thuốc chữa trị hiệu quả.
Chất lượng và giá thành là ưu tiên hàng đầu của doanh nghiệp khi mang sản phẩm đến người tiêu dùng nhưng để hàng hóa, dịch vụ đó còn đọng lại trong suy nghĩ của người tiêu dùng nhất định doanh nghiệp phải có thương hiệu riêng cho mình.
Trên mỗi bao bì của các dòng hàng hóa, dịch vụ phải thiết kế đồng nhất về thương hiệu (có thể kết hợp với tên của doanh nghiệp) để người tiêu dùng gắn kết với hình ảnh đó.
Để xây dựng và phát triển doanh nghiệp trên thị trường hiện nay, Quý doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm nên bắt đầu bằng việc xây dựng hình ảnh của doanh nghiệp thông qua đăng ký thương hiệu thực phẩm để bước đầu hình thành và tạo thói quen sử dụng cho người tiêu dùng. Và khi người tiêu dùng đã làm quen với các loại hàng hóa, dịch vụ của doanh nghiệp thì nguồn lợi nhuận và uy tín của doanh nghiệp sẽ tăng lên.
Trình tự thủ tục đăng ký thương hiệu thực phẩm
Để tiến hành đăng ký thương hiệu thực phẩm, Quý doanh nghiệp có thể tham khảo các bước sau đây:
– Thứ nhất, thiết kế logo thương hiệu phù hợp nhất với ngành nghề, tiêu chí hoạt động của doanh nghiệp;
– Thứ hai, tra cứu trên cổng thông tin sở hữu trí tuệ để xác định thương hiệu dự kiến đăng ký có trùng hoặc tương tự gây nhầm lẫn không;
– Thứ ba, soạn thảo hồ sơ và nộp tại Cục Sở Hữu Trí Tuệ;
– Thứ tư, nhận giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu nều hồ sơ đáp ứng đầy đủ các quy định của pháp luật về sở hữu trí tuệ.
Trên đây là nội dung tư vấn của Phan Law VietNam về vấn đề đăng ký thương hiệu thực phẩm để đáp ứng nhu cầu đăng ký của Quý khách hàng trong thời gian sớm nhất. Quý khách vui lòng liên hệ ngay đến Phan Law để chúng tôi được hỗ trợ kịp thời Quý khách.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn