Kính chào văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có vấn đề mong được giải đáp như sau:
Trong số các diễn viên thì có phân ra diễn viên lồng tiếng, vậy những diễn viên lồng tiếng cho tác phẩm được hưởng những quyền nào? Rất mong Quý công ty sớm trả lời thắc mắc của tôi.
Xin chân thành cảm ơn!
Có phải mọi trường hợp trích dẫn tác phẩm để giảng dạy đều không phải xin phép?
Cuộc biểu diễn chưa được định hình trên bản ghi âm, ghi hình có được bảo hộ hay không?
Có phải mọi loại tác phẩm đều được bảo hộ quyền tác giả hay không?
Trả lời:
Phan Law gửi lời chào đến bạn, cảm ơn bạn đã có sự quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Đối với thắc mắc của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:
Diễn viên lồng tiếng được hiểu là việc cung cấp các giọng nói trong các bộ phim hoạt hình lẫn chương trình truyền hình, thuyết minh phim tài liệu và đọc quảng cáo trên tivi hoặc đài.
Theo Khoản 1 Điều 16 Luật sở hữu trí tuệ thì diễn viên lồng tiếng là một trong những đối tượng được bảo hộ quyền liên quan. Quyền này được bảo hộ kể từ khi bộ phim hoạt hình, chương trình truyền hình, thuyết minh phim tài liệu, đọc quảng cáo trên tivi hoặc đài được thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả đối với những tác phẩm văn học, nghệ thuật mà họ thể hiện (Khoản 2 Điều 6 Luật sở hữu trí tuệ).
Theo Điều 29 Luật sở hữu trí tuệ thì khi diễn viên lồng tiếng đồng thời là chủ đầu tư – chủ thể sử dụng tiền, cơ sở vật chất để thực hiện bộ phim, chương trình thì sẽ đồng thời quyền nhân thân và quyền tài sản. Cụ thể là:
Thứ nhất: quyền nhân thân
- Được giới thiệu tên khi biểu diễn.
- Bảo vệ sự toàn vẹn hình tượng biểu diễn.
Thứ hai: quyền tài sản
- Định hình cuộc biểu diễn trực tiếp của mình trên bản ghi âm, ghi hình
- Sao chép trực tiếp hoặc gián tiếp cuộc biểu diễn của mình đã được định hình trên bản ghi âm, ghi hình
- Phát sóng hoặc truyền theo cách khác đến công chúng cuộc biểu diễn của mình chưa được định hình mà công chúng có thể tiếp cận được, trừ trường hợp cuộc biểu diễn đó nhằm mục đích phát sóng.
- Phân phối đến công chúng bản gốc và bản sao cuộc biểu diễn của mình thông qua hình thức bán, cho thuê hoặc phân phối bằng bất kỳ phương tiện kỹ thuật nào mà công chúng có thể tiếp cận được.
Khi diễn viên lồng tiếng không đồng thời là chủ đầu tư thì chỉ có quyền nhân thân, còn quyền tài sản thuộc về chủ đầu tư.
Trên đây là bài tư vấn của chúng tôi về diễn viên lồng tiếng cho tác phẩm được hưởng nhóm quyền nào? Cảm ơn các bạn đã theo dõi bài viết. Trường hợp quý khách cần tư vấn cụ thể, hãy liên hệ Phan Law VietNam theo thông tin sau đây.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn