Kính chào văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có vấn đề mong được giải đáp như sau:
Tôi có viết thành công một chương trình máy tính và tôi muốn đăng ký chứng nhận quyền tác giả dưới danh nghĩa Doanh nghiệp tư nhân mà tôi thành lập, nhưng không biết pháp luật có cho phép hay không. Nhờ Phan Law tư vấn giúp tôi, doanh nghiệp có thể là tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả hay không?
Xin chân thành cảm ơn.
Kinh doanh quán Karaoke có phải trả tiền bản quyền bài hát?
Giả mạo chữ ký tác giả để ký tên trên tác phẩm truyện ngắn có vi phạm bản quyền?
In băng đĩa “lậu” xâm phạm bản quyền như thế nào?
Trả lời:
Phan Law gửi lời chào đến bạn, cảm ơn bạn đã quan tâm và gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Đối với nội dung thắc mắc của bạn, chúng tôi xin trả lời như sau:
Tác giả là người trực tiếp sáng tạo ra một phần hoặc toàn bộ tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học (khoản 1 Điều 16 Nghị định 22/2018/NĐ-CP). Chỉ những người bằng sức lao động của mình trực tiếp sáng tạo ra tác phẩm văn học, nghệ thuật và khoa học thể hiện dưới dạng vật chất nhất định mới là tác giả của tác phẩm được pháp luật bảo hộ. Tác giả còn bao gồm cả những người sáng tạo ra tác phẩm phái sinh, như người dịch tác phẩm từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác; người biên soạn; người phóng tác từ tác phẩm đã có; người cải biên, chuyển thể tác phẩm từ loại hình này sang loại hình khác; người chú giải, tuyển chọn tác phẩm của người khác thành tác phẩm mới có tính sáng tạo. Cá nhân, tổ chức làm công việc hỗ trợ, góp ý kiến, hướng dẫn khoa học, phản biện khoa học hoặc cung cấp tư liệu cho người khác sáng tạo ra tác phẩm không được công nhận là tác giả. Tuy nhiên, những người cùng sáng tạo một tác phẩm là đồng tác giả của tác phẩm đó.
Căn cứ theo quy định tại khoản 7 Điều 4 Luật Doanh nghiệp 2014, doanh nghiệp được hiểu là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh.
Theo đó, doanh nghiệp không thể được xác định là tác giả, bởi doanh nghiệp là một thuật ngữ dùng để chỉ một tổ chức – tập thể người, bản thân doanh nghiệp không có sự sáng tạo, không có sức lao động và không có khả năng định hình, thể hiện tác phẩm dưới dạng vật chất nhất định. Còn tác giả là dùng để chỉ con người cụ thể, người đã trực tiếp dùng sức lao động của mình để tạo ra tác phẩm. Do đó, doanh nghiệp cũng sẽ không thể là được xác định là tác giả đồng thời là chủ sở hữu quyền tác giả.
Trong trường hợp của bạn, bạn chỉ được phép đăng ký doanh nghiệp tư nhân của mình thành lập là chủ sở hữu quyền tác giả chương trình máy tính, còn đối với mục tác giả thì bạn phải ghi tên của một hoặc một số cá nhân cụ thể, không được ghi tên của doanh nghiệp tư nhân.
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi, để được hỗ trợ đăng ký bản quyền tác giả hoặc dịch vụ tư vấn pháp lý Quý khách hàng có thể liên hệ trực tiếp với Phan Law qua thông tin dưới đây:
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 1900.599.995 – 0794.80.8888
Email: info@phan.vn