Kính gửi Văn phòng luật Phan Law Vietnam, tôi có một vấn đề mong nhận được giải đáp từ Quý công ty như sau:
Em ở Sóc Trăng, năm nay gần tròn 17 tuổi, em học hết lớp 9 thì phải ở nhà phụ giúp bố mẹ làm rẫy. Bố mẹ đang ép em kết hôn với một anh gần nhà vì hai gia đình đã hứa hôn từ khi hai bọn em còn nhỏ. Vậy cho em hỏi điều kiện kết hôn được quy định như thế nào? Theo quy định của pháp luật thì bố mẹ có quyền bắt em kết hôn hay không?
Tôi xin cảm ơn.
Xem thêm:
>> Tảo hôn bị xử lý như thế nào theo quy định hiện hành?
>> Cưỡng ép kết hôn bị xử lý như thế nào?
>> Thách cưới theo tập quán HNGĐ của dân tộc thiểu số có vi phạm pháp luật không?
Trả lời:
Chào bạn, cảm ơn bạn đã tin tưởng để chia sẻ thắc mắc của mình đến Phan Law Vietnam. Đối với trường hợp mà bạn đang gặp phải, chúng tôi xin phép được giải đáp thắc mắc và tư vấn dựa trên những quy định của pháp luật hiện hành như sau:
Ép con kết hôn khi chưa đủ tuổi.
Ép con kết hôn khi chưa đủ tuổi có vi phạm pháp luật hay không?
Theo Điều 8 Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 thì nam, nữ phải tuân theo các điều kiện khi đăng ký kết hôn sau đây:
- Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
- Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
- Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
- Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này, gồm:
2. Cấm các hành vi sau đây:
a) Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo;
b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;
c) Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ;
d) Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng;
đ) Yêu sách của cải trong kết hôn;
e) Cưỡng ép ly hôn, lừa dối ly hôn, cản trở ly hôn;
g) Thực hiện sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản vì mục đích thương mại, mang thai hộ vì mục đích thương mại, lựa chọn giới tính thai nhi, sinh sản vô tính;
h) Bạo lực gia đình;
i) Lợi dụng việc thực hiện quyền về hôn nhân và gia đình để mua bán người, bóc lột sức lao động, xâm phạm tình dục hoặc có hành vi khác nhằm mục đích trục lợi.
Ngoài ra, Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.
Trong trường hợp này, em chưa đủ 17 tuổi để đăng ký kết hôn theo Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định. Việc bố mẹ ép em kết hôn đã vi phạm pháp luật vì đây là một trong những hành vi bị cấm trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình tại điểm khoản 2 Điều 5 “b) Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn;”.
Ép con kết hôn khi chưa đủ tuổi có vi phạm pháp luật hay không?
Mức sử phạt đối với tội tảo hôn
Theo quy định của pháp luật hiện hành, thì mức phạt dành cho hành vi kết hôn với người chưa đủ tuổi được quy định tại Điều 58 Nghị định 82/2020/NĐ-CP như sau:
“Điều 58. Hành vi tảo hôn, tổ chức tảo hôn
1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi tổ chức lấy vợ, lấy chồng cho người chưa đủ tuổi kết hôn.
2. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi duy trì quan hệ vợ chồng trái pháp luật với người chưa đủ tuổi kết hôn mặc dù đã có bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Toà án.”
Ngoài ra, người tổ chức kết hôn cho người chưa đủ tuổi kết hôn thì bị xử phạt hành chính, nặng hơn có thể bị phạt tù theo quy định tại Điều 183 Bộ luật Hình sự 2015 như sau:
“Điều 183. Tội tổ chức tảo hôn
Người nào tổ chức việc lấy vợ, lấy chồng cho những người chưa đến tuổi kết hôn, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm.”
Như vậy, kết hôn với người chưa đủ tuổi thì có thể bị xử phạt hành chính với mức phạt cao nhất là 05 triệu đồng còn đối với người tổ chức tảo hôn cho người khác thì có thể đối mặt với hình phạt cao nhất là cải tạo không giam giữ đến 02 năm.
Mức sử phạt đối với tội cưỡng ép kết hôn
Theo quy định của Luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 về tội cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ; cản trở ly hôn tự nguyện được quy định Bộ luật hình sự, cụ thể như sau:
“Người nào cưỡng ép người khác kết hôn trải với sự tự nguyện của họ, cản trở người khác kết hôn hoặc duy trì quan hệ hôn nhân tự nguyện, tiến bộ hoặc cưỡng ép hoặc cản trở người khác ly hôn bằng cách hành hạ, ngược đãi, uy hiếp tỉnh thần, yêu sách của cải hoặc bằng thủ đoạn khác, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này mà còn vỉ phạm, thì bị phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 03 năm.”
Như vậy, chúng ta thấy pháp luật luôn bảo hộ mối quan hệ hôn nhân tiến bộ và tự nguyện. Đối với những hành vi cưỡng ép hoặc cản trở kết hôn đều là hành vi bị cấm, tùy vào mức độ phạm tội mà sẽ có những hình thức xử phạt khác nhau đã được quy định cụ thể tại theo pháp luật Việt Nam.
Trên đây là tư vấn của Phan Law Vietnam xin được thông tin đến quý khách. Nếu còn vướng mắc hoặc cần sự hỗ trợ pháp lý khác quý khách vui lòng liên hệ thông tin dưới đây để có thể được giải đáp nhanh nhất.
PHAN LAW VIETNAM
Hotline: 0794.80.8888 – Email: info@phan.vn
Liên hệ Văn phòng Luật Sư